Lời Tòa soạn: Giáo dục là lĩnh vực mà ai cũng có thể phê bình,ôBảoChâukhôngviếtSGKToátỷ số psm makassar nhưng không phải ai cũng chỉ ra được những biện pháp chi tiết để thay đổi. Tiếp tục loạt bài về Đổi mới Giáo dục, Chất lượng Việt Nam xin gửi đến lá thư của phụ huynh Phan Nhật Lệ (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) gửi đến GS Ngô Bảo Châu cũng như các nhà giáo khác.
Sao GS Ngô Bảo Châu không viết SGK Toán cho các cháu được học sách chất lượng tốt? |
Lần đầu tiên cầm cuốn sách giáo khoa toán cấp 3, thấy các vấn đề liên quan đến số phức, tôi thực sự bất ngờ đến không thể hiểu, các tác giả đưa những thứ này vào phổ thông để làm gì?
Cũng vậy, thấy các cháu bé phải học sinh học với những kiến thức sâu về tế bào, cấu trúc cây, các loài động vật không xương, có xương…khiến các nhà sinh vật thế giới cũng phải…khâm phục vì mức độ hàn lâm của bộ sách.
Tại sao phải học vất vả như vậy. Tại sao không học về lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, hệ hô hấp của con người và cách phòng ngừa bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi…?
Rõ ràng, chúng ta đều không khó nhận ra hạn chế của bộ sách giáo khoa hiện nay. Và nếu có cuộc hội thảo, thì không chỉ có các nhà giáo mà ngay cả phụ huynh bình thường như chúng tôi cũng “soi” được các nhược điểm như vậy.
Nhưng đáng tiếc, chê vẫn hoàn…chê, mà chả thấy những phương án thay đổi chi tiết và mô hình nhân rộng trong thực tiễn.
Chỉ có bộ sách của nhóm “Cánh buồm” đã từng “nổi sóng” khi được đưa lên báo chí, với tư cách như những cuốn “sách giáo khoa thứ 2”.
Tuy nhiên, các môn tự nhiên lại chưa thấy nhóm này hoàn thiện.
Vậy tại sao những người được ngợi cao là giỏi Toán và Lý như GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn…không cùng hợp tác, viết giúp nhóm “Cánh buồm” sách giáo khoa môn Toán từ lớp 1 đến 12.
Tôi còn nhớ, hồi học ĐH, sinh viên các ngành kỹ thuật như chúng tôi rất thích đọc cuốn “Cơ sở vât lý” của nhóm tác giả người Mỹ (trong đó có GS Halliday). Đó là bộ sách không có những bài phải dùng “mẹo”, đau đầu mới giải được. Mà ngược lại, sách viết đơn giản, trong sáng và dễ hiểu với những thí nghiệm rất đời thường.
Nhưng để viết được như vậy, người ta phải giỏi và có tầm hiểu biết sâu và rộng.
Nên giá mà bênh cạnh việc giải các vấn đề của Toán cao siêu, viết sách văn học…thì rất mong GS Ngô Bảo Châu cùng các nhà khoa học tài năng, hãy viết cho con em chúng tôi một bộ sách Toán chất lượng cao.
Nó không nhồi nhét kiến thức cao siêu nhưng vẫn tạo ra hứng thú cho các cháu có năng khiếu và say mê…
Còn nếu chỉ ngồi trong “tháp ngà” để chỉ trích giáo dục Việt Nam mà không có hành động hữu ích cụ thể, thì có lẽ những tấm huy chương năm nào, sẽ bớt phần lấp lánh.
Phạm Nhật Lệ