当前位置:首页 > World Cup

【bóng đá đan mạch】Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái

Cửa khẩu quốc tế Quảng Ninh

Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái - Quảng Ninh. Ảnh: Đ.V

Quyết định này đã đưa Móng Cái thành một điểm sáng trên bức tranh kinh tế tỉnh Quảng Ninh. Đến năm 2012,ếCửakhẩuMóngCábóng đá đan mạch Khu kinh tế Cửa khẩu (KKTCK) Móng Cái được thành lập. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hai quy hoạch KKTCK Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2050...

Tăng trưởng kinh tế năng động, bền vững

Nhờ những cơ chế, chính sách đặc thù và sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua Móng Cái đã có những bước phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi căn bản diện mạo thành phố: Từ một huyện biên giới thuần nông, kinh tế lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém, Móng Cái đã phát triển thành thị xã, đô thị loại IV (năm 1998); hơn 10 năm sau trở thành thành phố, đô thị loại III (năm 2009) và đang từng bước xây dựng trở thành đô thị loại II, thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại.

Đặc biệt, năm 2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 19/QĐ-TTg về việc thành lập KKTCK Móng Cái, bao gồm toàn bộ diện tích, dân số của TP.Móng Cái và 9 xã, thị trấn của huyện Hải Hà; KKTCK nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích khoảng 121.197 ha, chiếm 11,1% tổng diện tích của tỉnh Quảng Ninh...

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Thành ủy Móng Cái cho biết, sau một thời gian làm việc nghiêm túc, tích cực, được sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và địa phương, ngày 31/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) KKTCK Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; và ngày 18/9/2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKTCK Móng Cái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Hai quy hoạch là công cụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, là khung pháp lý cho việc đầu tư phát triển các dự án, lĩnh vực; đồng thời là cơ sở để các cấp, ngành lập kế hoạch xây dựng chương trình, dự án phát triển KT-XH, giải phóng các tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư vào TP.Móng Cái, huyện Hải Hà...”, ông Ký nói.

Theo đó, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH KKTCK Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là quy hoạch gốc, tạo cơ sở, nền tảng cho các quy hoạch khác của KKTCK Móng Cái. Mục tiêu tổng quát là phát triển KKTCK Móng Cái trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững của Quảng Ninh và kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là khu kinh tế có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; quốc phòng, an ninh được đảm bảo; là phòng tuyến vững chắc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia...

Quy hoạch chung xây dựng KKTCK Móng Cái đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã cụ thể hóa các định hướng phát triển của Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH. Định hướng không gian phát triển theo mô hình cấu trúc không gian theo hướng “1 trục, 2 vùng” với 3 trung tâm (1 trung tâm hạt nhân là đô thị tích hợp mới - khu trung tâm hành chính; 2 trung tâm động lực là trung tâm Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và thành phố cửa khẩu Móng Cái).

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Với lợi thế "ven biên", "ven biển", KKTCK Móng Cái có vị trí địa kinh tế và địa chính trị chiến lược, là một trong những cầu nối trực tiếp và quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á; có nhiều tiềm năng về phát triển sản xuất, du lịch, thương mại, dịch vụ...

Ông Ký cho biết, hiện thành phố đang gấp rút triển khai các công việc chuẩn bị tổ chức công bố công khai Quy hoạch chiến lược của KKTCK Móng Cái và xúc tiến đầu tư... Đồng thời, đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án hạ tầng động lực, chiến lược (cầu và đường dẫn cầu Bắc Luân 2, khu hợp tác kinh tế song phương, khu công nghiệp Hải Yên giai đoạn 2, 3…); tiếp tục giữ vững sự ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển...

“Thông qua hội nghị, chúng tôi muốn gửi tới các nhà đầu tư một cam kết: TP.Móng Cái, huyện Hải Hà sẽ thực hiện bằng được mục tiêu đưa KKTCK Móng Cái thực sự trở thành động lực, cực tăng trưởng, mũi đột phá trong chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Ninh, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và KKTCK Móng Cái cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững. Từ đây mở ra cơ hội mới, cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp (DN) trong nước và quốc tế hợp tác đầu tư vào KKTCK Móng Cái; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân...”, ông Ký nhấn mạnh.

Còn theo ông Phạm Thanh Thủy, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh, KKTCK Móng Cái là điểm hội tụ, cửa ngõ giao lưu kinh tế chính giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam với các tỉnh, thành phố miền duyên hải phía Nam Trung Quốc, cũng như trong tiến trình hợp tác khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc qua hệ thống cửa khẩu trên bộ (CKQT Móng Cái), cửa khẩu trên biển (cảng biển Vạn Gia,..) và cảng biển nước sâu Hải Hà (có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 150.000 DWT. Đặc biệt, ngày 30/10/2015, Bộ Giao thông Vận tải ký Quyết định 3882/QĐ/BGTVT công bố mở cảng cạn Km3+4 Móng Cái, Quảng Ninh với mục tiêu khai thác, kinh doanh dịch vụ bốc xếp và thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa tại cảng cạn...

“Tính đến hiện tại, KKTCK Móng Cái thu hút được 20 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1 tỷ USD và hàng trăm dự án đầu tư DDI. Trong thời gian tới, khoảng 40 dự án thuộc 7 lĩnh vực (giao thông; hạ tầng; văn hóa, thương mại, dịch vụ; y tế, giáo dục; điện, cấp thoát nước, môi trường; nông nghiệp, công nghiệp) sẽ được ưu tiên kêu gọi đầu tư vào KKTCK Móng Cái...”, ông Thủy nói.

Nhật Nam

分享到: