Xuất nhập khẩu hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam bị phạt tới 100 triệu đồng Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4,ƯuđãinhàthầucungcấpsảnphẩmhànghóacóxuấtxứViệkèo psg Quốc hội khoá XV, sáng ngày 15/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Đại biểu Sùng A Lềnh - đoàn Lào Cai phát biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) Quan tâm đến quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, đại biểu Sùng A Lềnh - đoàn Lào Cai cho rằng, đối tượng được hưởng ưu đãi phải là nhà thầu cung cấp sản phẩm, hàng hóa có xuất xứ ở Việt Nam, sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị xem lại hình thức ưu đãi trong đấu thầu là gói thầu xây lắp dành cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tham dự thầu quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 10, do gói thầu này đã chỉ rõ đối tượng được tham gia, chỉ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. “Trường hợp không có doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ tham dự thầu thì việc lựa chọn nhà thầu sẽ được quy định như thế nào?”- đại biểu nêu.
Đại biểu đoàn Lào Cai cũng cho rằng, về phạm vi điều chỉnh, dự thảo chưa quy định rõ những hoạt động không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này thì chịu sự điều chỉnh của luật nào, vì vậy, cần bổ sung nội dung này đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng.
Điều 2 của dự thảo Luật quy định, Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này. Đại biểu đề nghị chỉnh lý quy định tại Điều 2 để bảo đảm tính bao quát đầy đủ đối tượng áp dụng.
Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp đề nghị phạm vi điều chỉnh cần rà soát, quy định cho phù hợp để đảm bảo hiệu quả trong lĩnh vực đấu thầu.
Về tính hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư, đại biểu cho rằng quy định có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời điểm trình duyệt kết quả nhà thầu, nhà đầu tư là chưa hợp lý. Đại biểu đề nghị sửa “thời điểm trình duyệt kết quả nhà thầu, nhà đầu tư” thành “thời điểm đấu thầu” để tránh trường hợp tiêu cực, hoặc cơ quan đơn vị mất nhiều thời gian lựa chọn nhà thầu.
Về đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu, Điều 6 có quy định, nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính để đảm bảo tính bình đẳng. Tuy nhiên, khoản 4 lại quy định nhà thầu được chỉ định thầu không phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đại biểu đoàn Đồng Tháp, cần quy định nhà thầu được chỉ định thầu phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, để đảm bảo công khai, minh bạch, tránh việc ưu ái quá mức trong chỉ định thầu.
Về các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu nêu, dự thảo Luật đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu thầu. "Tuy nhiên, cần rà soát hành vi cấm theo nhóm chủ thể để dễ áp dụng như nhóm hành vi cấm chung, nhóm hành vi cấm đối với người có thẩm quyền, chủ đầu tư; nhóm hành vi cấm đối với tổ chuyên gia, tổ chấm thầu; nhóm hành vi cấm đối với nhà thầu"- đại biểu Phạm Văn Hòa lưu ý.
Đại biểu Trần Khánh Thu - đoàn Thái Bình bày tỏ tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Đấu thầu với những lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách.
Đây là một dự án luật phức tạp, phạm vi tác động rộng được xã hội quan tâm, nhất là với năm chính sách mới quan trọng được bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập của luật hiện hành.
Tuy nhiên, về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng, dự thảo luật có một số quy định chưa hợp lý, khó thực hiện, chưa phù hợp với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạchh, hiệu quả kinh tế, chưa quy định thẩm quyền quyết định các gói thầu tại mục đ Điều 27,…
Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cụ thể hóa việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. Đồng thời quy định nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện để yêu cầu đối với các gói thầu được áp dụng lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, đặc thù và khẩn cấp, cấp bách.
Để đảm bảo công tác đấu thầu công khai, minh bạch, đạt hiệu quả, tránh sai sót, vi phạm không đáng có, đại biểu cho hay, cần bổ sung vào dự thảo luật quy định riêng về đấu thầu cho ngành y tế như mua sắm thuốc, mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, vậy tư thay thế, hóa chất sinh phẩm và các dịch vụ phi tư vấn khác. Đồng thời cần có quy định chi tiết hình thức chỉ định thầu, xử lý chỉ định thầu rút gọn.
顶: 62踩: 1
【kèo psg】Ưu đãi nhà thầu cung cấp sản phẩm, hàng hóa có xuất xứ Việt Nam
人参与 | 时间:2025-01-25 09:59:47
相关文章
- Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- Tiễn đoàn Thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 2018
- Hà Nội: Tạm giữ 500.000 chiếc khẩu trang không đạt chuẩn y tế
- Những thống kê đáng chú ý từ World Cup 2018
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- Thắt chặt kiểm soát bệnh viêm phổi lạ tại sân bay Tân Sơn Nhất
- World Cup 2018: Khi “ông nhỏ” hủy diệt “ông lớn”
- Xử lý nghiêm đối tượng đầu nậu, buôn bán thuốc lá nhập lậu
- ‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 6 phát hành ngày 14/1/2020
评论专区