Đăng ký khai sinh trên dịch vụ công trực tuyến liên thông vào quý II | |
Tích hợp 3 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia | |
Giải đáp nhiều thắc mắc liên quan đến hệ thống dịch vụ công trực tuyến | |
Hơn 26 nghìn đơn vị sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc tỉnh,ướngtớiphủsóngdịchvụcôngtrựctuyếntronghệthốngKhobạcNhànướkết quả tỷ số fulham thành phố |
Các đơn vị sử dụng ngân sách đều nhiệt tình ủng hộ dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc. Ảnh: Thuỳ Linh. |
Quyết liệt từ Trung ương
Ngay từ tháng 1/2019, KBNN đã đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến KBNN nhằm thực hiện cải cách, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đơn vị sử dụng ngân sách và chủ đầu tư khi giao dịch với KBNN.
Tính đến hết ngày 31/1/2020, đã có 26.292 (trên tổng số 28.089) đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có giao dịch với KBNN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và KBNN thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia dịch vụ công, đạt tỷ lệ 94%. Đối với các đơn vị giao dịch tại KBNN cấp huyện, đã có 29.078 đơn vị sử dụng dịch vụ công trực tuyến (trên tổng số 68.893 đơn vị), đạt tỷ lệ 57%.
Trong suốt thời gian vừa qua, để nâng con số đơn vị sử dụng ngân sách dùng dịch vụ công trực tuyến lên từng ngày không phải là nhiệm vụ đơn giản. Để có con số hơn 26 nghìn đơn vị tham gia, KBNN đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt dưới dự chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương tới địa phương. Theo đó, KBNN đã hoàn thiện cơ chế chính sách với định hướng cải cách tin học hóa, đẩy mạnh triển khai dịch vụ công điện tử như: Phân định rõ trách nhiệm của KBNN và đơn vị sử dụng ngân sách trong từng khâu kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNN; chỉnh sửa các mẫu biểu cho phù hợp với định hướng cải cách tin học hóa, đẩy mạnh triển khai dịch vụ công điện tử như mẫu bảng thanh toán tiền lương, bảng kê chứng từ thanh toán...
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định các thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN, KBNN sẽ trình Bộ Tài chính ký ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định, bổ sung thêm hình thức đơn vị gửi hồ sơ trên dịch vụ công đối với các hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư (Hợp đồng, Quyết định đầu tư...) và các hồ sơ khác bằng tệp tin điện tử (file word, file exel) chữ ký số và chịu trách nhiệm tệp tin điện tử khớp đúng với file gốc đã được ký. Việc này đã giúp đảm bảo các hồ sơ theo quy định là các đơn vị phải gửi hoàn toàn bằng phương thức điện tử đến KBNN để thực hiện kiểm soát chi.
Đáng chú ý, để hỗ trợ cho các đơn vị KBNN địa phương cũng như để tuyên truyền và hướng dẫn các đơn vị giao dịch về việc triển khai sử dụng dịch vụ công, KBNN đã thường xuyên tổ chức tập huấn trực tuyến đến tất cả các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố và thực hiện phương án hỗ trợ tối đa cho các đơn vị KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia dịch vụ công. Bên cạnh đó, liên tục tiếp thu các ý kiến góp ý, KBNN chủ động nâng cấp dịch vụ công trực tuyến, theo đó chỉnh sửa và hoàn thiện chương trình khắc phục một số lỗi cũng như xây dựng các tiện ích phục vụ tra cứu trên hệ thống, đồng thời thực hiện tối ưu hóa hiệu năng hệ thống đảm bảo đáp ứng số lượng hồ sơ giao dịch lớn, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm.
Nỗ lực của địa phương
Cùng với sự quyết liệt từ Trung ương, tuyến KBNN địa phương cũng đã phối hợp, thực hiện tốt các chỉ đạo về phân công, bố trí công chức nghiệp vụ kiểm soát chi, kế toán nhà nước, kỹ thuật tin học… để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các đơn vị sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Song song với đó là việc nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị khi triển khai dịch vụ công trực tuyến để từ đó có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Một số KBNN tỉnh, thành phố thành lập Tổ triển khai dịch vụ công tại từng KBNN tỉnh, thành phố, do giám đốc hoặc phó giám đốc trực tiếp làm tổ trưởng để chỉ đạo tổ chức triển khai dịch vụ công trực tuyến, đồng thời phân công trách nhiệm đối với từng thành viên trong Tổ triển khai. Trên cơ sở tập huấn trực tuyến của KBNN, KBNN các tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn các đơn vị giao dịch theo tình hình thực tế (đào tạo tập trung chia theo từng khu vực hoặc đào tạo theo từng đơn vị KBNN). Công chức tin học và công chức kiểm soát chi tại KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, KBNN quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đến nay đã nắm bắt thành thạo công tác cài đặt ban đầu, đăng ký sử dụng dịch vụ công điện tử và quy trình dịch vụ công ở vai trò đơn vị sử dụng ngân sách để vận động, tuyên truyền, hỗ trợ các đơn vị khi tham gia dịch vụ công.
Ghi nhận kết quả công tác này tại các địa phương cho thấy sự ủng hộ nhiệt tình từ các đơn vị sử dụng ngân sách. Theo thống kê của KBNN, một số đơn vị đã hoàn thành kế hoạch năm 2019 (100% các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có giao dịch với KBNN cấp tỉnh, KBNN quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia dịch vụ công mức 4) như: KBNN Hải Phòng, KBNN Nam Định, KBNN Hải Dương, KBNN Hưng Yên, KBNN Cần Thơ, KBNN Cà Mau, KBNN Bắc Ninh. Trong đó có các đơn vị KBNN có tỷ lệ số giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến phát sinh chiếm tỷ lệ cao trên tổng số giao dịch như: KBNN Hải Dương, KBNN Cần Thơ, KBNN Quảng Bình, KBNN Yên Bái, KBNN Lào Cai, KBNN Quảng Ninh. Những con số này đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống KBNN nhằm đưa dịch vụ công trực tuyến đến với các đơn vị giao dịch.
Theo KBNN, trong năm 2020, KBNN sẽ tiếp tục tích cực triển khai dịch vụ công trực tuyến, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành; tuyên truyền, vận động các đơn vị giao dịch về mục đích, lợi ích dịch vụ công mang lại và hỗ trợ kịp thời các khó khăn, vướng mắc. KBNN đảm bảo đến 31/3/2020 có thể triển khai dịch vụ công trực tuyến tại tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nước có giao dịch với KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.