【melbourne victory – melbourne city】Tăng phân cấp, phân quyền, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Tăng phân cấp, phân quyền, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp diễn ra ngày 5/8/2024 tại TPHCM. Ảnh: T.D

Thông tin về khái quát nội dung dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (gọi tắt là Dự thảo Luật) ông Bùi Tuấn Minh, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, Dự thảo Luật với một số điểm mới so với quy định tại Luật 69/2014/QH13 để phù hợp yêu cầu thực tiễn.

Điển hình, dự thảo Luật quy định rõ quy trình, thủ tục, phân công rõ nhiệm vụ các cơ quan, hồ sơ yêu cầu, nội dung thẩm tra đối với việc báo cáo Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dự thảo cập nhật 1 số lĩnh vực mới mà Nhà nước cần đầu tư vốn tại doanh nghiệp; luật hóa quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước, người đại diện chủ sở hữu… về quản lý nhà nước tại doanh nghiệp, các vấn đề có liên quan trước Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan liên quan…

Việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhằm tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước, phân công rõ, phân cấp mạnh công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, báo cáo, giải trình việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hướng: Nhà nước, Chính phủ quản lý đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn quản lý theo phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý theo phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác, ông Bùi Tuấn Minh nhấn mạnh.

Cho ý kiến tại hội thảo, ông Võ Hữu Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp TPHCM nhận định, dự thảo luật lần này đổi mới căn bản toàn diện so với trước đây. Lần này, những yếu tố như quản lý về công nợ, huy động vốn, mua sắm tài sản cố định không xuất hiện, cho thấy ý đồ của ban soạn thảo là phân cấp, phân qyền nhiều cho doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn.

Về quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, ông Hạnh cho biết, theo quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, UBND tỉnh có quyền phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh.

Tăng phân cấp, phân quyền, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Đại tá Nguyễn Năng Toàn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nêu ý kiến tại hội thảo.

Vì vậy, nhằm góp phần tăng cường tính chủ động, kịp thời, hiệu quả trong công tác thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ông Hạnh kiến nghị nghiên cứu, bổ sung quy định “phân cấp, ủy quyền” đối với một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của "cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn là UBND cấp tỉnh” cho cơ quan chuyên môn, UBND cấp dưới trực tiếp (trên cơ sở quy định pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương).

Để bảo đảm mục tiêu, yêu cầu về phân công rõ, phân cấp mạnh tại dự thảo Luật, nhiều ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng cần quy định theo hướng Nhà nước quản lý vốn đầu tư thông qua cơ quan đại diện sở hữu vốn (không quản lý trực tiếp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước), cơ quan đại diện sở hữu vốn chịu trách nhiệm quản lý vốn đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp (không quản lý trực tiếp các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác), doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác là cần thiết.

Liên quan đến vấn đề tiền lương, trong dự thảo quy định tiền lương, tiền thưởng của chủ tịch HĐTV và thành viên HĐTV là lợi nhuận sau thuế. Một số ý kiến cho rằng cần xem lại điều này để phù hợp với các quy định về Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp.

Đại tá Nguyễn Năng Toàn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn dẫn chứng, theo Luật Thuế và Luật Doanh nghiệp đây là khoản chi phí của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp Nhà nước mà kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả thì không có nguồn để trả lương cho những người quản lý. Hiện nay, đối với doanh nghiệp Nhà nước, không phải chỉ có người đại diện vốn, không phải chỉ có chủ tịch là người đại diện chủ sở hữu mà thậm chí những người điều hành như tổng giám đốc cũng do chủ sở hữu bổ nhiệm.

Nếu tách ra như vậy cùng một vị trí do chủ sở hữu bổ nhiệm nhưng người hưởng lương từ giá thành còn người hưởng lương từ lợi nhuận, mà doanh nghiệp không có lợi nhuận thì người được hưởng từ lợi nhuận sẽ rất khó khăn và trong quản lý doanh nghiệp sẽ tạo mâu thuẫn.

Cúp C2
上一篇:Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
下一篇:Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023