Chương trình đào tạo LTV chuyên nghiệp nằm trong khuôn khổ “Dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT tại tỉnh Thừa Thiên Huế”,ĐàotạolậptrìnhviêntạiHuếGiảibàitoánnhânlựcchođịaphươsoi kèo luxembourg do Trường ĐH Phú Xuân phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai.
Buổi kiểm tra trong chương trình học đối với các học viên khóa học lập trình viên
Đào tạo gắn nhu cầu doanh nghiệp
Đến tháng 9/2019, khóa thứ tư chương trình đào tạo LTV chuyên nghiệp của Trường ĐH Phú Xuân phối hợp các DN về CNTT kết thúc và đáng chú ý là cả 4 khóa, 100% học viên ra trường đều có việc làm. Ngô Phan Anh Nhật, học viên mới tốt nghiệp cho biết: “Ngay khi em vừa kết thúc chương trình học, Công ty 3S đã nhận vào thử việc với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Dù xuất phát điểm không biết về CNTT nhưng khi học LTV, em thấy không quá khó”.
Theo khảo sát, hầu hết các học viên hoàn thành chương trình đào tạo LTV tại Huế tiếp cận công việc khá nhanh. Anh Nguyễn Quang Trung, đại diện Công ty DEHA Software Việt Nam- Chi nhánh Huế đánh giá, thông thường khi tiếp nhận nhân sự, phải mất khoảng 2 tháng đào tạo thêm về kiến thức và kỹ năng. Song, với các học viên được đào tạo LTV chuyên nghiệp tại Huế, thời gian đào tạo thêm chỉ mất gần 1 tháng và các em tiếp cận công việc khá chủ động.
Chương trình đào tạo LTV chuyên nghiệp tại Huế mới bắt đầu từ tháng 1/2019, song được đánh giá triển vọng cho việc phát triển nhân lực trong lĩnh vực CNTT. Lý do là mô hình đào tạo này gắn liền với thực tiễn của các DN CNTT, nhất là các DN đóng trên địa bàn tỉnh. Ông Lê Tường Phúc, Giám đốc đào tạo CodeGym Việt Nam – Chi nhánh Huế cho biết, tuy là chương trình đào tạo ngắn hạn nhưng mô hình đào tạo khá hiện đại. Mỗi khóa học kéo dài ít nhất 4 – 5 tháng (đối với chương trình học toàn thời gian, 8 tiếng mỗi ngày) hoặc lâu hơn (chương trình học 4 tiếng mỗi ngày). Học viên phải trải qua 3 chương trình về đào tạo LTV PHP, java và net core (ngôn ngữ lập trình) chuyên nghiệp.
“Đầu vào tuyển học viên là tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng không vì thế mà kém chất lượng. Chúng tôi tiến hành 2 vòng kiểm tra là quá trình làm quen máy tính và phỏng vấn trực tiếp để đánh giá tư duy, động lực và khả năng đào tạo. Những ứng viên đủ điều kiện mới được nhận đào tạo”, ông Phúc nhấn mạnh.
Theo đại diện đơn vị đào tạo, khung chương trình được khảo sát, góp ý từ các DN CNTT tại Huế và trong cả nước, theo đúng nhu cầu tuyển dụng và thực tiễn việc làm tại các DN. Lý thuyết chỉ chiếm khoảng 20% thời lượng, bắt buộc học viên phải tự học, nghiên cứu thêm, còn lại chú trọng thực hành.
Điểm khác trong chương trình đào tạo LTV chuyên nghiệp là để người học làm quen quy trình công việc của DN nhằm thích ứng ngay sau khi tốt nghiệp. Áp lực khá lớn, vì thế quá trình đào tạo có tính đào thải. “Có khoảng 20% học viên bỏ học giữa chừng vì không theo đuổi được. Tuy là đào tạo ngắn hạn, nhưng học viên phải học gần 1.700 giờ và mỗi ngày phải trải nghiệm lượng công việc khá nặng để tạo thói quen”, ông Phúc nói thêm.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu trao chứng nhận và tặng quà cho các học viên tốt nghiệp loại giỏi (tháng 9/2019)
Giải bài toán nhân lực CNTT
Tại lễ bế giảng khóa LTV chuyên nghiệp (tháng 9/2019), ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, mục tiêu hướng tới của tỉnh là xây dựng Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển nhanh, bền vững và một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của tỉnh là phát triển CNTT và công nghiệp phần mềm. Để làm được việc này, đòi hỏi có một đội ngũ nhân lực chất lượng.
Lâu nay, chuyện thiếu nhân lực CNTT trở thành vấn đề nan giải của các DN CNTT. Anh Lê Vĩnh Chiến, Giám đốc Trung tâm CNTT tỉnh, Chủ tịch Hội Công nghiệp phần mềm tỉnh thừa nhận, nhiều lần mời các DN CNTT về Huế nhưng các DN còn do dự vì Huế thiếu nguồn nhân lực. Muốn thu hút DN CNTT lớn về Huế, phải giải quyết bài toán trên.
Chương trình đào tạo LTV chuyên nghiệp cho thấy những triển vọng, trong đó, có hàng chục nhân sự bổ sung vào lực lượng nhân lực của các doanh nghiệp CNTT tại Huế. Theo TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân, dự kiến đến năm 2020, sẽ có trên 300 – 500 LTV mới tại các công ty CNTT tại Huế. Nhờ thế, giải quyết bài toán nhân lực mà các DN CNTT đặt ra.
Tuy chất lượng chuyên môn, tư duy về CNTT của học viên khá tốt, song vấn đề DN còn trăn trở là các kỹ năng của họ còn hạn chế, nhất là về ngoại ngữ, giao tiếp và làm việc nhóm. Vì thế, muốn xây dựng nền móng vững chắc nhân sự CNTT cho Huế, đơn vị đào tạo và các DN đồng hành cần cải tiến, mở rộng thêm chương trình đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó, học viên cần chủ động tự học, nghiên cứu thêm để tiếp cận công việc tốt nhất.
Cạnh tranh được việc làm Theo đại diện CodeGym Việt Nam – Chi nhánh Huế, đối với chương trình đào tạo LTV, đơn vị đào tạo ký cam kết với học viên bảo đảm sau 45 ngày kể từ khi tốt nghiệp, nếu không có việc làm sẽ hoàn trả học phí. Qua chương trình đào tạo, những học viên theo đuổi đến cùng chương trình học đủ sức cạnh tranh việc làm. |
Bài, ảnh: Hữu Phúc