Đó là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam –Singapore do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 20-7 tại TP.HCM.
Phát biểu tại diễn đàn,ệtNam–SingaporeHợptáctrêncơsởpháthuythếmạnhđôibê200.000 euro bằng bao nhiêu tiền việt nam bà Leow Siu Lin, Tổng lãnh sự Singapore tại TP.HCM đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Singapore. Các doanh nghiệp Singapore đầu tư vào Việt Nam chủ yếu ở các lĩnh vực dịch vụ logistics, chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản… Một số tên tuổi lớn của Singapore đã đầu tư vào Việt Nam có thể kể đến như Mapletree, Keppel Land… Ngoài ra, Singapore cũng đã đầu tư 7 khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam với tổng vốn hơn 8 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam cũng là đối tác lớn thứ 11 của Singapore trong năm 2015.
TS. Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN – Việt Nam cũng cho hay, Việt Nam và Singapore có nhiều điểm tương đồng và có sự phối hợp tích cực tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM. Hiện hai bên đang nỗ lực hiện thực hóa chủ trương để không chỉ kết nối hai nền kinh tế mà còn kết nối giữa các nền kinh tế trong khu vực ASEAN.
Ông Đặng Xuân Quang, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đón 119 dự án đầu tư từ Singapore với tổng vốn 1,13 tỷ USD. Các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo, xử lý chất thải, vận tải kho bãi, xây dựng, bán buôn bán lẻ…
Lũy kế đến hết tháng 6-2016, Singapore đã có 1.643 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn 37,9 tỷ USD, đứng thứ 3/116 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, chỉ sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Quy mô trung bình của các dự án đầu tư từ Singapore tại Việt Nam là 23 triệu USD, cao hơn so với quy mô trung bình của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 13,7 triệu USD.
Theo ông Quang, hoạt động đầu tư của Singapore vào Việt Nam đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với mục tiêu quan trọng là tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Riêng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam chuyển hướng từ thu hút về số lượng sang thu hút về chất lượng. Trong đó tập trung thu hút các dự án có công nghệ cao, có nội dung chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, các dự án thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực của kinh tế Việt Nam.
Ông Quang cũng nhấn mạnh, giữa Việt Nam và Singapore còn rất nhiều dư địa để tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác trong thời gian tới. Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có 65 dự án đầu tư vào Singapore với số vốn 250 triệu USD. Đây là con số còn rất khiêm tốn so với mức đầu tư của Singapore vào Việt Nam.
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, ông Quang cho rằng hai bên cần dành ưu tiên cho việc phát triển kinh tế thương mại, hợp tác đầu tư trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi nước. Cụ thể, Singapore có thế mạnh về vốn, nghiên cứu phát triển, công nghệ… Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường.
Theo các chuyên gia, Singapore là một cầu nối để dẫn vốn đầu tư từ nước thứ ba vào Việt Nam. Singapore có tới hàng ngàn công ty quốc gia với mạng lưới toàn cầu. Bắt được kết nối với Singapore thông qua liên kết hiện tại của nó với phần còn lại của thế giới, Việt Nam có thể nhận được hiệu ứng toàn cầu ngay lập tức. Ngoài ra, sự hợp tác chặt chẽ với Singapore còn mang lại những kinh nghiệm quý báu trong quản lý nhà nước, phát triển công nghệ, ứng dụng khoa học và giáo dục hiện đại.