【kết quả trận tbn】Bài 3: Nỗ lực từ cơ quan thuế

作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 05:06:30 评论数:
Bài 2: Gian lận mua bán bất động sản khiến thất thu thuế còn lớn
Bài 1: Kê khai giá thấp hàng chục lần để “né” thuế

Dễ phát hiện,àiNỗlựctừcơquanthuếkết quả trận tbn khó xử lý

Trên thực tế các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản (BĐS) có giá trị rất cao, nhưng các bên tham gia đều thoả thuận ghi giá trong hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn, hoặc bằng giá của ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, dẫn đến khai không đúng giá thực tế, do vậy cơ quan quản lý rất khó xử lý.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Lý Thị Hoài Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, hiện nay việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên hợp đồng chuyển nhượng BĐS là giao dịch dân sự giữa các bên, có thể thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng lời nói, nên rất khó để xác định giá trị thực.

Thậm chí, có giao dịch tồn tại song song 2 loại hợp đồng: Hợp đồng chuyển nhượng BĐS có công chứng với giá nhà đất khai thấp hơn nhiều so với giá giao dịch để làm thủ tục đăng ký biến động; hợp đồng viết tay ghi theo giá thực tế giao dịch để phòng ngừa khi tranh chấp tại toà. Do đó, rất khó xác minh giá trị thực của giao dịch, đặc biệt là cơ quan thuế hiện nay chưa có chức năng điều tra.

Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

“Vấn đề này gây khó khăn cho việc tính thuế, làm giảm số thuế phải nộp. Thực tế có nhiều trường hợp hồ sơ mới trúng đấu giá đất sau khi có giấy chứng nhận đã làm hợp đồng bán lại giá thấp hơn nhiều giá trúng đấu giá, hoặc bằng giá của UBND” - bà Hương chia sẻ.

Qua công tác quản lý thuế, cơ quan thuế còn phát hiện hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai và giá trị hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng trong tương lai của bên thứ 2 cho bên thứ 3 cũng chỉ ngang bằng giá đã mua của chủ đầu tư, hoặc khi đã được cấp sổ thì người nộp thuế sẵn sàng khai báo thấp hơn giá của chủ đầu tư, điều này cũng dẫn đến thất thu ngân sách.

Hiện nay, việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về thuế thu nhập cá nhân. Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện theo Điều 6 Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường.

“Hồ sơ được tiếp nhận từ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các quận, huyện, xử lý qua cổng dịch vụ công của các tỉnh, thành phố và có quy định về thời hạn liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong hoạt động chuyển nhượng BĐS đối với cơ quan thuế là 5 ngày làm việc. Tuy nhiên, văn phòng đăng ký đất đai chuyển hồ sơ đến cơ quan thuế thường chậm, sát ngày hẹn trả kết quả dẫn đến áp lực về thời gian trả kết quả xác định nghĩa vụ tài chính về đất” - bà Hương nói.

Tăng cường phối hợp chống thất thu

Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Cụ thể, ngày 24/6/2021 Tổng cục Thuế đã có văn bản số 2288/TCT-TTKT yêu cầu các cục thuế tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động kinh doanh bất động sản gửi đến cơ quan thuế, trên cơ sở đó xác định các trường hợp có rủi ro cao về thuế để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, nhất là đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án BĐS đã mở bán, nhưng không công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Rà soát hoạt động cho thuê nhà, thuê mặt bằng

Để chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế phối hợp với cơ quan công an quản lý địa bàn, quản lý đô thị, chung cư lập danh sách các cá nhân, tổ chức cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng kinh doanh, cho thuê căn hộ... để rà soát hồ sơ đăng ký thuế, kê khai thuế. Bên cạnh đó, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát hồ sơ kê khai thuế đối chiếu chi phí thuê của các tổ chức, doanh nghiệp với việc kê khai cho thuê nhà, thuê mặt bằng để phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế báo cáo UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo sở tư pháp yêu cầu các phòng công chứng, văn phòng công chứng trên địa bàn hàng tháng cung cấp cho cơ quan thuế danh sách tổ chức, cá nhân có hợp đồng mua bán, cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng, cho thuê khách sạn theo từng địa phương để cơ quan thuế tiến hành đôn đốc việc kê khai và nộp thuế; chỉ đạo sở tài nguyên môi trường cung cấp thông tin về chuyển nhượng dự án BĐS, việc đưa BĐS vào kinh doanh, nhất là BĐS hình thành trong tương lai, đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất... để thực hiện nghĩa vụ thuế.

“Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chống thất thu thuế, theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP, ngày 16/7/2021 Tổng cục Thuế cũng đã có văn bản số 2622/TCT-DNNCN yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố báo cáo UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan, ban ngành liên quan, UBND các quận, huyện tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động chuyển nhượng BĐS, vận động, tuyên truyền, hướng dẫn để người nộp thuế nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế; xây dựng giải pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS” - bà Hương nói.

Xây dựng đề án chống thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản

Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS đã được ngành Thuế quan tâm, chú trọng. Tổng cục Thuế đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo toàn ngành, như: Công văn số 2061/TCT-TNCN ngày 18/5/2017, công văn số 1647/TCT-TTr ngày 4/5/2018, công văn số 2529/TCT-TNCN ngày 25/6/2018, công văn số 2811/TCT-KTNB ngày 18/7/2018; công văn số 3841/TCT-TTr ngày 9/10/2018 và công văn số 3122/TCT-TTKT ngày 8/8/2019; công văn số 5235/TCT-DNNCN ngày 16/12/2019, công văn số 2288/TCT-TTKT ngày 24/6/2021, công văn số 2622/TCT-DNNCN ngày 16/7/2021.

Theo đó, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các cơ quan thuế các cấp hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật, đồng thời cũng yêu cầu cơ quan thuế tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành địa phương trong quản lý đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, đặc biệt siết chặt việc xử lý hình sự đối với hành vi trốn thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, cục thuế các tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai tới các chi cục thuế các giải pháp từ tuyên truyên hỗ trợ người nộp thuế; kiến nghị với UBND trong việc ban hành bảng giá, chỉ đạo công tác chống thất thu thuế liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành địa phương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, góp phần hoàn thành dự toán thu của cấp ngân sách các tỉnh, thành phố.

Để chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính tại văn bản số 14257/BTC-VP ngày 15/12/2021 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục Thuế về việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, Tổng cục Thuế đang xây dựng đề án tăng cường quản lý thuế và chống thất thu đối với bất động sản nhằm tiếp tục triển khai một cách đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các giải pháp quản lý thuế, chống thất thu trong thời gian tới. Theo đó, ngoài nỗ lực của cơ quan thuế với những giải pháp nêu trên, thì rất cần có sự tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, ban ngành tại địa phương nơi có đất như như: cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tài chính, tư pháp, công an, thanh tra… Do đó, cần thiết có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa từ UBND các địa phương để công tác quản lý thuế, chống thất thu đạt được hiệu quả cao hơn, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách bền vững, qua đó đóng góp tương xứng vào NSNN.

最近更新