【kết quả các trận đấu cúp c1 châu âu】Thời điểm thích hợp nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng không còn thoải mái “tiền rẻ”

Ngoại Hạng Anh 2025-01-10 23:00:01 54

Đây là đánh giá về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sau động thái giảm lãi suất điều hành gần đây của ông Nguyễn Đình Duy - Giám đốc,ờiđiểmthíchhợpnớilỏngchínhsáchtiềntệnhưngkhôngcònthoảimáitiềnrẻkết quả các trận đấu cúp c1 châu âu chuyên gia phân tích cao cấp Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VISRATING), trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ NỚI NỎNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Thời điểm thích hợp để nới nỏng chính sách tiền tệ, nhưng sẽ không còn trạng thái “tiền rẻ” ngập tràn
Ông Nguyễn Đình Duy

Chúng tôi cho rằng, đợt giảm lãi suất lần này sẽ không thể mạnh như giai đoạn 2020 – 2021. Bức tranh về nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi sau giai đoạn chống Covid-19 và không còn trạng thái “tiền rẻ” tràn ngập như trước nữa, ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn ở Hoa Kỳ và châu Âu đều đang thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.

*PV:Thưa ông, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có 2 quyết định hạ một số loại lãi suất điều hành. Ông đánh giá thế nào về động thái này của NHNN, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương thế giới vẫn đang khá vất vả để chống lạm phát thông qua công cụ lãi suất?

Ông Nguyễn Đình Duy:Trước tiên cần làm rõ, NHNN có quyết định hạ lãi suất điều hành ngày 14/3/2023 đối với lãi suất tái chiết khấu và ngày 31/3/2023 với lãi suất tái cấp vốn, là hai loại lãi suất điều hành của NHNN. Như vậy có thể coi rằng, NHNN mới thực hiện giảm lãi suất một lần với mức giảm 0,5 điểm phần trăm cho hai loại lãi suất điều hành.

Đánh giá về động thái của NHNN, chúng tôi cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để nới lỏng chính sách tiền tệ hỗ trợ cho tăng trưởng. Nền kinh tế đang có dấu hiệu giảm tốc trong quý I/2023 với tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,32%, thấp hơn rất nhiều so với mức mục tiêu cả năm nay là 6,5% và chính sách tài khóa với trọng tâm là đầu tư công phát triển hạ tầng vẫn đang chậm hơn so với kế hoạch.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định là cơ sở hỗ trợ cho việc hạ lãi suất của NHNN. Chỉ số lạm phát toàn phần (CPI) đã hạ nhiệt trong hai tháng liên tiếp từ mức đỉnh 4,89% xuống 3,35% cuối tháng 3/2023, trong đó chỉ số giá nhà ở và vật liệu xây dựng là thành phần gây tăng CPI lớn nhất trong các tháng gần đây cũng đã bắt đầu giảm.

Cán cân thanh toán ngoại tệ cũng được cải thiện đáng kể từ tháng 11/2022 đến nay. Với dòng kiều hối năm 2022 đạt 19 tỷ USD, giải ngân thực hiện FDI trong 3 tháng đầu năm đạt 4,3 tỷ USD và cán cân xuất nhập khẩu nghiêng về xuất siêu 4 tỷ USD, chúng tôi ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã khôi phục về mức trên 3 tháng giá trị nhập khẩu.

KỲ VỌNG SẼ DUY TRÌ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LINH HOẠT

*PV: Dù lãi suất huy động đã giảm, nhưng lãi suất cho vay ở trong nước vẫn chỉ “nhúc nhích nhẹ”. Mặc dù vẫn cần thêm thời gian, song ông kỳ vọng thế nào tới xu hướng giảm lãi suất cho vay mạnh hơn và đồng loạt hơn để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh?

Ông Nguyễn Đình Duy:NHNN đã thực hiện giảm lãi suất điều hành, hạ trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng nhằm hỗ trợ các ngân hàng giảm chi phí vốn, qua đó gián tiếp tác động tới lãi suất cho vay của ngân hàng. Quá trình này đã bắt đầu diễn ra nhưng mức độ giảm lãi suất là không quá lớn, mức giảm từ 0,5 đến tối đa 1,0% tùy từng kỳ hạn huy động.

Thời điểm thích hợp nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng không còn thoải mái “tiền rẻ”
Thời điểm thích hợp nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng không còn thoải mái “tiền rẻ”

Chúng tôi cho rằng, đợt giảm lãi suất lần này sẽ không thể mạnh như giai đoạn 2020 - 2021. Bức tranh về nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi sau giai đoạn chống Covid-19 và không còn trạng thái “tiền rẻ” tràn ngập như trước nữa. Ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn ở Hoa Kỳ và châu Âu đều đang thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.

Rủi ro lạm phát nhập khẩu từ thị trường toàn cầu vẫn còn đó và sẽ tác động đến hành động của NHNN trong thời gian tới. Chúng tôi kỳ vọng rằng, NHNN sẽ duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, cân bằng giữa mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.

RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NHÓM BẤT ĐỘNG SẢN VẪN Ở MỨC CAO

*PV:Có ý kiến cho rằng, lãi suất giảm là một yếu tố rất tích cực đối với doanh nghiệp. Nhưng qua khó khăn kéo dài, để doanh nghiệp có thể đủ điều kiện vay vốn tín dụng cũng không hoàn toàn dễ. Do vậy, cùng với giảm lãi suất thì cần có thêm quy định về giãn nợ, giảm điều kiện cho vay từ các ngân hàng mới có thể khơi thông được nguồn vốn. Quan điểm của ông thế nào?

Nếu như khung pháp lý và các quy định luật pháp, thủ tục phê duyệt không được cải thiện nhiều trong năm 2023 thì khả năng tiếp cận vốn vay mới của các doanh nghiệp bất động sản sẽ vẫn hạn chế.

Ông Nguyễn Đình Duy: Chúng tôi cho rằng, các quy định được áp dụng nhằm giúp các ngân hàng quản lý rủi ro và đảm bảo hoạt động của ngân hàng tránh khỏi rủi ro mất vốn.

Nhìn chung, các tiêu chuẩn xét duyệt tín dụng của các ngân hàng là rất khác nhau và việc nới lỏng các tiêu chí cho ghi nhận nợ xấu và cho vay sẽ làm suy giảm chất lượng của tiêu chuẩn xét duyệt tín dụng, tăng nguy cơ mất vốn cho các ngân hàng.

*PV:Một lĩnh vực đang rất “khát vốn” trong bối cảnh hiện nay là thị trường bất động sản. Ông đánh giá thế nào về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của nhóm doanh nghiệp ngành này?

Ông Nguyễn Đình Duy: Theo thống kê của chúng tôi, hiện tại trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tới 71% số trái phiếu chậm trả gốc hoặc lãi là từ các doanh nghiệp bất động sản. Đa số các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành trái phiếu có nguy cơ chậm trả gốc, lãi đều là dạng doanh nghiệp dự án với cơ cấu tài chính yếu. Chúng tôi cho rằng, rủi ro tín dụng đối với nhóm ngành bất động sản đang ở mức cao và vẫn tiếp tục tăng rủi ro.

Nhìn chung, hệ thống ngân hàng cũng đang rất thận trọng với các đề xuất vay nợ mới nhằm tái cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp bất động sản. Đặc biệt là những doanh nghiệp “khát vốn” nhất lại thường là những doanh nghiệp đã sử dụng hết hạn mức tín dụng. Đối tượng này sẽ rất khó để tiếp cận vốn vay từ ngân hàng.

Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận vốn vay phụ thuộc phần lớn vào tiến độ pháp lý của dự án mà doanh nghiệp đang triển khai. Theo đánh giá của chúng tôi, nếu như khung pháp lý và các quy định luật pháp, thủ tục phê duyệt không được cải thiện nhiều trong năm 2023 thì khả năng tiếp cận vốn vay mới của các doanh nghiệp bất động sản vẫn sẽ hạn chế.

*PV: Xin cảm ơn ông!

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/402c298920.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên

Hoa hậu Ngọc Hân được chú rể rước bằng xe mui trần cổ điển

Hoa hậu Ngọc Hân nức nở khi nghe lời dặn dò của mẹ trong đám cưới

Bị lập nhóm anti

Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới

'Chọn Hoa hậu Việt Nam trên cả quá trình, không chỉ dựa vào phần ứng xử'

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022 khoe tài múa võ, tay không chặt nát chồng gỗ

Nữ MC song ngữ IELTS 7.5 lọt top 10 Miss Charm Vietnam

友情链接