【số liệu thống kê về bayern gặp vfb stuttgart】Giao đất gắn với việc cung cấp dịch vụ công
Sau chuyển đổi,đấtgắnvớiviệccungcấpdịchvụcôsố liệu thống kê về bayern gặp vfb stuttgart chất lượng dịch vụ và lợi nhuận đều tăng
Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến cho biết khu vực ĐVSNCL đóng vai trò rất quan trọng. Tính đến cuối năm 2018, với hơn 50.000 ĐVSNCL, khối lượng vốn tài sản nhà nước nằm trong khu vực này đã lên gần 1 triệu tỷ đồng, tạo ra hơn 2,5 triệu việc làm. Hệ thống cung ứng dịch vụ sự nghiệp công đã hình thành ở hầu hết các địa bàn, lĩnh vực.
Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL vẫn còn nhiều tồn tại. Hệ thống tổ chức của các ĐVSNCL còn cồng kềnh, manh mún, quản trị nội bộ yếu kém, chất lượng hiệu quả dịch vụ thấp. Chi tiêu NSNN cho các ĐVSNCL còn quá lớn, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn hình thức, việc xã hội hóa còn chậm.
Do đó, thực hiện chủ trương của Đảng, nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định về chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP phù hợp với mặt bằng pháp luật hiện hành và thực tiễn của khu vực sự nghiệp công lập, thay thế Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg.
Trình bày một số vấn đề về hiện trạng việc chuyển đổi ĐVSNCL, bà Nguyễn Thị Ngọc Khánh - Trưởng phòng Nghiệp vụ 4, Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, tính đến cuối năm 2016 cả nước có 57.995 ĐVSNCL, trong đó phần lớn là các đơn vị do khối Chính phủ quản lý (57.170), khối Đảng, Đoàn thể quản lý 881 đơn vị và Khối Quốc hội, Toà án nhân dân, Viện Kiểm soát nhân dân, Kiểm toán nhà nước có 14 đơn vị.
Tính đến hết tháng 12/2018, có 338 ĐVSNCL đã được trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào Danh mục chuyển đổi thành CTCP. Trong đó, có 213 ĐVSNCL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào Danh mục chuyển đổi. Có 38 đơn vị đã được phê duyệt phương án chuyển đổi, trong đó có 31 ĐVSNCL đã hoàn thành chuyển đổi thành CTCP.
Sau khi chuyển thành CTCP, việc cung cấp các dịch vụ công của các đơn vị về cơ bản đã được nâng cao chất lượng, nâng cao sự hài lòng của người dân. Tuy nhiên, nhược điểm là vẫn có hiện tượng giảm chất lượng ở một số đơn vị (như trung tâm đăng kiểm…); DN chỉ tập trung đầu tư ở vùng thuận lợi, ít đầu tư ở vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn; thậm chí có trường hợp đơn vị dừng cung cấp dịch vụ công sau cổ phần hoá.
Về hiệu quả kinh doanh, kết quả rất tích cực. Tổng tài sản của các đơn vị sau chuyển đổi tăng 27%, doanh thu tăng 58%, lợi nhuận tăng 52% so với thời điểm chuyển đổi. Thu nhập của người lao động tăng hơn 30%, song phần lớn các đơn vị giảm số lượng lao động so với trước (giảm 16%).
Chính sách ưu đãi chưa đủ tạo động lực
Tuy nhiên, so với Danh mục chuyển đổi thành CTCP giai đoạn 2017-2020, số lượng đơn vị đã chuyển đổi chỉ đạt 14,5%. Quá trình chuyển đổi thực tế gặp nhiều vướng mắc, bất cập trong khuôn khổ pháp lý. Đơn cử như thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển đổi là Thủ tướng, khiến thời gian thực hiện kéo dài không cần thiết. Chính sách ưu đãi tài chính và đầu tư chưa đủ hấp dẫn để tạo động lực cho các đơn vị chuyển đổi.
Một số tiêu chí rất khó lượng hoá để đưa đơn vị vào danh mục chuyển đổi. Một số nghiệp vụ xử lý tài chính đặc thù chưa được hướng dẫn (quỹ bổ sung thu nhập, nguồn kinh phí cải cách tiền lương, quỹ phát triển sự nghiệp…), chưa có quy định về bán toàn bộ vốn nhà nước tại đơn vị; thiếu quy định về hình thức sử dụng đất sau chuyển đổi... Việc chưa có hướng dẫn về chính sách dôi dư với lãnh đạo cũng khiến lãnh đạo các đơn vị dè dặt trong chuyển đổi.
Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo với đề xuất 9 nhóm chính sách lớn về việc chuyển đổi ĐVSNCL trong giai đoạn tới. Theo đó, mở rộng đối tượng chuyển đổi tới các đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã và vận dụng áp dụng với ĐVSNCL thuộc các tổ chức chính trị xã hội; bổ sung hình thức bán toàn bộ nhà nước hiện có tại ĐVSNCL hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Về xử lý tài chính, bà Ngọc Khánh cho biết một trong những điểm mới là quy định về xử lý đất đai. Trước khi xác định phương án chuyển đổi phải hoàn thành và được phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý nhà đất. Mục đích sử dụng đất phải gắn với hoạt động cung cấp dịch vụ và giao địa phương giám sát. Nếu sau khi chuyển đổi mà công ty không tiếp tục cung cấp dịch vụ thì có thể bị xử lý, thu hồi đất. Đây là quy định nhằm đảm bảo đơn vị sau khi chuyển đổi vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ cho xã hội.
Theo bà Vũ Hoàng Quyên, chuyên gia quản trị công cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), việc chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP phải được đánh giá kỹ lưỡng để có chính sách phù hợp. Không phải mọi dịch vụ tư nhân có thể làm được thì có thể chuyển đổi, bởi vai trò điều tiết của nhà nước trong những dịch vụ công thiết yếu như y tế, giáo dục rất quan trọng. Theo dự thảo mới, danh mục chuyển đổi sẽ được mở rộng, song đi cùng với đó phải đánh giá cụ thể về trách nhiệm của nhà nước khi cung cấp dịch vụ công, về hiệu quả đa dạng hoá, chất lượng thay đổi ra sao trong quá trình chuyển đổi vừa qua...
Đi cùng với đó là cân nhắc các quy định về đánh giá tài sản trước khi chuyển đổi thế nào, thời gian công khai, minh bạch hoá thông tin, xử lý vấn đề mâu thuẫn giữa giá trần dịch vụ công được đặt ra và quyền tự chủ của doanh nghiệp. Cho rằng quá trình chuyển đổi sẽ đem lại nhiều lợi ích, bà Vũ Hoàng Quyên cũng đặt vấn đề nên chăng khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi thành DN 100% vốn nhà nước để hoạt động cho quen mô hình doanh nghiệp, sau đó mới tiến hành cổ phần hoá.
H.Y