Sáng nay (19/11),ểnđổixanhtheoESGtừkhóagiúpdoanhnghiệpvượtkhólịch thi đấu cúp fa liên đoàn anh báo Dân trítổ chức tọa đàm "Chuyển đổi xanh theo ESG - Doanh nghiệp làm gì khi hạn chế nguồn lực?". Tọa đàm là sự kiệnvệ tinh thuộc Diễn đàn ESG Việt Nam 2024 do báo Dân tríkhởi xướng.
Ông Phạm Việt Anh - Tiến sĩ Quản trị kinh doanhbền vững, nghiên cứu sinh về phát triển bền vững và ngoại giao - cho biết một công ty tại Mỹ thực hiện khảo sát khoảng 2.700 doanh nghiệp, kết quả là chỉ 24% sẵn sàng làm chuyển đổi xanh theo ESG.
Ở Liên minh châu Âu (EU) thì ngược lại, hơn 75% đã sẵn sàng. Sự khác biệt này cho thấy ESG là bắt buộc, đã được luật hóa ở EU, buộc doanh nghiệpphải làm, không làm thì không tồn tại được.
Tại Việt Nam, ông Việt Anh cho rằng dù đã và đang nói đến ESG nhưng mới chỉ ở bề nổi, chưa đặt ra nhiều góc nhìn đa chiều cả về lợi ích và thách thức. Nhà nước ngoài sự hỗ trợ phải có các luật liên quan ESG, như luật chống tẩy xanh để bảo vệ các doanh nghiệp tử tế, đầu tư bài bản cho ESG.
Cũng theo chuyên gia này, Nhà nước cần coi thông tin như một loại hàng hóa công. Nhà nước có các website quy tụ các thông tin liên quan ESG thì doanh nghiệp vào đó có thể tìm thấy các thông tin để học tập, tham chiếu. Thông tin khi đã được coi là hàng hóa công thì doanh nghiệp bớt đi rất nhiều chi phí.
Ông Việt Anh đánh giá chuyển đổi xanh là chiến lược dài hạn, buộc phải đầu tư chứ không phải là chi phí. Chuyển đổi bền vững là cuộc đua marathon, cần đầu tư vào nền tảng bên trong và ngoài doanh nghiệp, như cơ sở hạ tầng, tài sản hữu hình, công nghệ, nhà máy thiết bị...
Doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh cần tuân thủ các tiêu chí trách nhiệm: trách nhiệm lợi nhuận (lợi nhuận đó phải đúng pháp luật), sau đó là tuân thủ đạo đức, môi trường, xã hội; cuối cùng là trách nhiệm thiện nguyện. Doanh nghiệp làm ESG phải đảm bảo trách nhiệm lợi nhuận kinh tế đầu tiên, từ đó chứng minh được khả năng hoàn vốn thì mới có thể thu hút vốn từ các quỹ đầu tư, ngân hàng.
Khuyến nghị giải pháp cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh theo ESG, ông Việt Anh đề cập đến 3 từ khóa: làm thật, sửa sai nhanh và không nói quá.
Với từ khóa đầu tiên là "làm thật", ông Việt Anh cho rằng ngày nay nền kinh tế ảo, xã hội ảo thì doanh nghiệp phải làm thật, xây dựng được niềm tin từ xã hội. Bởi nếu như 30-40 năm trước, tiếp thị phải ảo hóa mới bán được hàng thì bây giờ, chỉ cần 15 giây tìm kiếm qua Google, Chat GPT, người tiêu dùng đã có thể tìm thấy hết sự thật.
Từ khóa thứ 2 là "sửa sai nhanh". Theo ông Việt Anh, tổ chức học tập là tổ chức có khả năng sửa sai nhanh hơn nơi khác. Công ty tư nhân có lợi thế là không cần thông qua Hội đồng quản trị, không có quá nhiều lợi ích tổ chức liên quan, không xung đột lợi ích với nhau nên chỉ cần có quyết tâm của người chủ doanh nghiệp thì quyết được ngay. Vì vậy, nếu có tư tưởng làm thật thì doanh nghiệp sửa sai rất nhanh.
Từ khóa thứ 3 là "không nói quá", đừng có "nổ". Vị chuyên gia lý giải phát triển bền vững đụng tới 3 vấn đề gồm chính trị, xung đột đạo đức và xung đột khoa học. Do đó, doanh nghiệp làm tới đâu nói tới đó, tránh được nguy cơ quy kết tẩy xanh. Nếu nói quá, doanh nghiệp cũng có thể bị mất cơ hội tiếp cận nguồn đầu tư... Những rủi ro này sẽ xóa sạch các thành quả gây dựng của doanh nghiệp, thậm chí đối diện với những vụ kiện, vụ phạt từ người tiêu dùng.
Ông Việt Anh nói thêm, về lý thuyết về phát triển bền vững, doanh nghiệp sẽ thực thi 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là bền vững yếu, tiếp theo là quá độ bền vững, cuối cùng mới là bền vững vững mạnh.
Mục tiêu bền vững vững mạnh phải mất mấy chục năm để đạt được, kể cả quốc gia lớn như Đức, Mỹ đã đi xa hơn Việt Nam nhưng mới chỉ ở giai đoạn quá độ (xe xăng vẫn chạy đầy đường, vẫn dùng năng lượng hóa thạch…). Việt Nam đang ở giai đoạn thấp nhất là bền vững yếu nên doanh nghiệp rất dễ chuyển đổi.
Để chuyển đổi bền vững từ giai đoạn bền vững yếu, ông Việt Anh khuyến nghị doanh nghiệp cần thiết tuân thủ pháp luật, đảm bảo yếu tố môi trường, phúc lợi nhân viên, tuân thủ tài chính có kiểm toán độc lập… Tiếp đến, doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư theo tiêu chuẩn ISO 26000, đảm bảo các chuyển đổi về tư duy, quy trình, quản lý. Sau đó khi có nguồn lực tài chính, doanh nghiệp mới đầu tư để vượt lên trên sự tuân thủ.
"Cứ đi thì sẽ có đường thôi. ESG sẽ cuốn mình đi vì nó là xu hướng chung, được dẫn dắt bởi những quốc gia lớn mạnh và những thị trường lớn mạnh, không thể cưỡng lại được. Vấn đề là làm cách nào để phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp? Doanh nghiệp hãy lượng sức mình, đừng vượt quá nguồn lực kẻo rơi vào không bền vững", vị chuyên gia về ESG nhắn nhủ.