“Bức tranh” năng suất Việt Nam
TheảithiệnnăngsuấtVấnđềsốngcònđốivớiquốcgiađangpháttriểkết quả valladolido số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua tương đương năm 2019 vào khoảng 8.062 USD/người. Đứng thứ 122 trên thế giới. Mặc dù đã tăng bậc từ 127 lên 122 nhưng nhìn chung GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thấp khá nhiều so với mức bình quân của ASEAN-5 (là 13.988 USD).
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được do sự cải thiện năng suất lao động và gia tăng các yếu tố đầu vào. Việt Nam đang có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất ở khối ASEAN và cũng là một trong những nước có tốc độ tăng năng suất cao nhất ở châu Á trong vòng thập kỷ qua. Trong khi các nước đang phát triển như Thái Lan, Philippines, Indonesia đang duy trì một tốc độ tăng năng suất vừa phải, còn các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đang có tốc độ chậm lại thì Việt Nam có một tốc độ tăng năng suất nổi bật.
Mặc dù dẫn đầu về tốc độ tăng NSLĐ và sau 2 thập kỷ, NSLĐ của Việt Nam đã tăng gấp ba lần, khoảng cách với các nước đã được thu hẹp đáng kể nhưng NSLĐ của Việt Nam vẫn ở nhóm thấp ở khu vực Châu Á.
Cải thiện NSLĐ vẫn tiếp tục là mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn tới. Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 đặt ra mục tiêu tăng NSLĐ bình quân trên 7%/năm giai đoạn từ 2021-2025 và tăng trên 7,5%/năm giai đoạn 2026-2030 là một thách thức lớn và cần các giải pháp thúc đẩy năng suất toàn diện.