Tương quan trong chuỗi sản xuất khác nhau?đổicáchtínhthuếTTĐbảng xếp hạng bóng đá thụy điển Công văn số 02/052015/VIVA ngày 18-5-2015 của các doanh nghiệp nhập khẩu xe chính hãng (gọi tắt là VIVA) cho rằng có sự chưa rõ ràng khi đặt doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng và các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước trong tương quan chuỗi cung ứng hàng hóa đến người tiêu dùng, dẫn đến có thể gây nhầm lẫn. Theo VIVA, các DN nhập khẩu đều là những chủ thể kinh tế độc lập có ký kết hợp đồng nhập khẩu với nhà sản xuất chính hãng (tuân thủ yêu cầu của Thông tư 20/2011/TT-BTC ngày 12-5-2011 của Bộ Tài chính), không có quan hệ phụ thuộc về vốn dưới bất kỳ hình thức nào đối với nhà sản xuất; các doanh nghiệp nhập khẩu thực chất chính là một nhà phân phối buôn đứt bán đoạn đối với nhà sản xuất chính hãng. Trong khi đó, nhiều DN sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam lại có quan hệ "mẹ - con" với đơn vị cung ứng linh phụ kiện CKD và điều này dẫn tới nguy cơ thất thu thuế do việc chuyển giá ra nước ngoài và đồng thời dễ dẫn tới một môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Cũng theo VIVA, nhận định của Hiệp hội các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI) cho rằng “giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu chưa bảo đảm công bằng với hàng sản xuất trong nước vì trong giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu không có chi phí bán hàng trong nước, lãi của cơ sở kinh doanh nhập khẩu” là chưa chính xác và mang tính chủ quan. Các doanh nghiệp nhập khẩu xe cho rằng quy định hiện hành về việc tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu “là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu” là chính xác, phù hợp và nhất quán bởi giá CIF đã bao gồm toàn bộ: giá thành sản xuất của nhà sản xuất (hay giá vốn) cộng (+) chi phí bán hàng của nhà sản xuất chính hãng (chi phí quản lý, đóng gói, quảng cáo, trưng bày, vận chuyển, bảo hành,…, nếu có) cộng (+) với lãi của nhà sản xuất chính hãng. Vì thế, VIVA nhận định về bản chất, cơ sở giá tính thuế TTĐB của mặt hàng sản xuất trong nước và mặt hàng nhập khẩu là tương đồng với nhau, cả hai đều có đầy đủ các khoản mục chi phí tương tự nhau. Hai phương án đề xuất Theo đó, VIVA đưa ra 2 phương án đề xuất để Bộ Tài chính xem xét và cân nhắc. Thứ nhất,đề nghị giữ nguyên phương thức và giá tính thuế TTĐB theo hướng dẫn hiện hành. VIVA cho rằng lựa chọn này sẽ tạo ra tính cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng cũng như các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, giúp ổn định thị trường, người tiêu dùng được hưởng lợi, doanh số bán xe tăng, số thuế của các doanh nghiệp nộp cho nhà nước cũng nhiều hơn, không gây những khó khăn không cần thiết cho doanh nghiệp. Phương án này cũng sẽ tạo môi trường đầu tư tốt và ổn định, thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể đầu tư lâu dài, tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn đồng tránh tạo ra những hình ảnh xấu trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Nhược điểm duy nhất của phương án này được cho là sẽ dẫn đến phản ứng từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam. Thứ hai,bổ sung quy định giá tính thuế TTĐB đối với ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu bao gồm cả chi phí bán hàng trong nước của doanh nghiệp nhập khẩu thông qua việc thu thêm thuế TTĐB tại khâu nội địa khi doanh nghiệp nhập khẩu ô tô bán ra. Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu được tính trừ số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu. Trường hợp số thuế TTĐB phải nộp ở khâu bán ra trong nước nhỏ hơn số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu (số thuế TTĐB âm) thì doanh nghiệp nhập khẩu được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước. VIVA cũng đề xuất bổ sung quy định định giá tính thuế TTĐB đối với doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước, theo đó sử dụng giá bán ra của nhà phân phối thay vì sử dụng giá bán của doanh nghiệp lắp ráp, để đảm bảo tính tương đồng nhất quán đối với trường hợp sản phẩm nhập khẩu. Phân tích về phương án này, VIVA cho rằng nếu áp dụng giá trị thuế thu được có thể sẽ cao hơn (nếu doanh số xe không sụt giảm vì phải chịu quá nhiều thuế). Tuy nhiên, theo VAVA, phương án này sẽ tạo ra sự phức tạp trong cách tính thuế, gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp, trong việc báo cáo thuế cũng như xây dựng chính sách bán hàng của các doanh nghiệp, đẩy giá bán xe ôtô lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu chính hãng lên cao, làm ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển thị trường ô tô của Việt Nam...
|