游客发表
发帖时间:2025-01-11 06:06:44
Bộ Tài chính giải đáp kiến nghị cử tri Đồng Nai về việc giữ lại tỷ lệ ngân sách | |
Bộ Tài chính sớm báo cáo Thủ tướng phương án xử lý tình trạng nghẽn lệnh chứng khoán | |
Nền tảng,ộTàichínhgiảiđápcửtrivềxửlýtàisảnbảođảmcủakhoảnnợxấtrận đấu real betis gặp real madrid tiềm lực tài chính đang ngày một tốt hơn |
Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre, về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết 42/2017/QH 14 của Quốc hội, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản được quy định tại Điều 12 và việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 15 Nghị quyết này.
Liên quan đến thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản thì người có tài sản chuyển nhượng (kể cả người phải thi hành án) thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại khoản 5, Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN.
Tuy nhiên, tại Điều 12 Nghị quyết số 42 lại quy định số tiền thu từ tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho tổ chức tín dụng trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
Thực tế cho thấy, hầu hết các trường hợp, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ để thanh toán cho tổ chức tín dụng nên không còn để thanh toán cho nghĩa vụ thuế. Trong khi đó, tại Công văn số 4606/BTC-TCT ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quán triệt thực hiện Nghị quyết số 42 cũng không hướng dẫn cụ thể về trường hợp này.
Do đó, các cơ quan thuế đều khẳng định, nếu không hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế thì không thực hiện được thủ tục sang tên cho người mua trúng đấu giá đã tạo tâm lý bức xúc từ phía người mua tài sản bán đấu giá, dẫn đến khiếu nại, tố cáo, thậm chí dẫn đến người mua trúng đấu giá khởi kiện yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự phải nộp khoản thuế chuyển nhượng tài sản.
Còn tại khoản 2, Điều 17 của Nghị quyết 42 về áp dụng pháp luật lại quy định: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị quyết này và luật khác về cùng một vấn đề về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì áp dụng quy định của Nghị quyết này”.
Do đó, cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị Bộ Tài chính xem xét tháo gỡ các vấn đề này, đảm bảo thực hiện thống nhất văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến địa phương.
Về vướng mắc này, trước hết, liên quan đến quy định tại Nghị quyết 42, Bộ Tài chính cho biết, Điều 12 Nghị quyết 42 quy định: “Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Còn khoản 2 Điều 15 Nghị quyết 42 quy định: “Việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm”.
Đồng thời, khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 42 quy định: “Việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thực hiện theo quy định của Nghị quyết này. Trường hợp Nghị quyết này không có quy định thì áp dụng quy định của pháp luật hiện hành.”
Theo Bộ Tài chính, Nghị quyết 42 có quy định về thứ tự thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm (Điều 12), đồng thời cũng có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ thuế (Điều 15).
Mặt khác, Nghị quyết 42 cũng quy định về phương thức áp dụng luật, theo đó trường hợp Nghị quyết này không có quy định thì áp dụng quy định của pháp luật hiện hành.
Về quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuế, Bộ Tài chính cho biết, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22/11/2012; Điều 17 Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định về khai thuế thu nhập cá nhân; Điều 30 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân thì cá nhân phải thực hiện khai thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân; điểm a, khoản 3 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì khi chuyển nhượng bất động sản phải thực hiện khai, nộp thuế thu nhập cá nhân trước khi thanh quyết toán các khoản nợ của cá nhân.
Bộ Tài chính cũng cho biết, về vấn đề thực hiện nghĩa vụ thuế đối với xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42, Bộ Tài chính đã có văn bản số 12331/BTC-TCT ngày 08/10/2018 gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vướng mắc khi triển khai thực hiện.
Tại cuộc họp về các khó khăn trong việc thực hiện Nghị quyết số 42, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã kết luận: “Đối với vấn đề thuế thu nhập cá nhân: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quán triệt các tổ chức tín dụng thỏa thuận đối với các bên liên quan về cách thức thanh toán các khoản thuế, phí liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm” (Thông báo số 106/TB-VPCP ngày 23/3/2019 của Văn phòng Chính phủ).
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính ban hành công văn số 5477/BTC-TCT ngày 14/5/2019 gửi Ngân hàng Nhà nước về việc thu thuế theo Nghị quyết số 42. Công văn của Bộ Tài chính nêu rõ: “Căn cứ Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, về nguyên tắc khi các cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng tài sản có phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải có trách nhiệm nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện theo chế độ quy định và quán triệt các tổ chức tín dụng thỏa thuận đối với các bên liên quan về cách thức thanh toán các khoản thuế thu nhập cá nhân phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm theo nội dung Thông báo số 106/TB-VPCP ngày 22/3/2019 của Văn phòng Chính phủ.”
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接