【nhan dinh everton】Còn dư địa kiểm soát lạm phát cả năm
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp,òndưđịakiểmsoátlạmphátcảnănhan dinh everton hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát Chính sách điều hành cần ưu tiên kiểm soát lạm phát Giá cả tăng cao, kiểm soát lạm phát càng sớm càng tốt Kinh tế khởi sắc, lạm phát được kiểm soát |
Gói miễn, giảm thuế, phí đã kìm đà tăng của lạm phát
Theo Bộ Tài chính, trước diễn biến phức tạp, nghiêm trọng của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động theo dõi giá cả, thị trường; phân tích, đánh giá, thường xuyên cập nhật kịch bản điều hành giá để tham mưu với Chính phủ các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế, nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo đời sống người dân và điều kiện sản xuất đầu vào cho doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Qua thống kê cho thấy, giá cả thị trường được giữ ổn định, nguồn cung hàng hóa được đảm bảo, kể cả trong những khu vực cách ly do dịch Covid-19, chỉ số giá (CPI) bình quân năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra năm 2021 (không quá 4%).
Chuẩn bị nguồn cung dồi dào, giữ ổn định giá cả thị trường. Ảnh: TL. |
Trong 5 tháng đầu năm 2022, trước những diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới, nhất là những diễn biến mới đây của cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhìn chung giá các hàng hóa trên thị trường có biến động tăng, đặc biệt là giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm, phân bón...
Để ổn định mặt bằng giá cả nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo các mục tiêu đã đặt ra từ đầu năm, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành chức năng trong việc quản lý, điều hành giá cả các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, giá dịch vụ công Nhà nước quản lý giá (xăng dầu, điện, dịch vụ khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế, dịch vụ giáo dục); tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá; giám sát chặt chẽ hoạt động đăng ký, kê khai giá của doanh nghiệp. Trong đó, tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương theo dõi sát sao diễn biến giá xăng dầu thế giới để điều hành giá trong nước phù hợp với tình hình thị trường.
Các giải pháp tài khóa đã triển khai thực hiện những tháng đầu năm 2022, như giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 2% một số hàng hóa, dịch vụ; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí đã trực tiếp phần nào làm giảm áp lực lên mặt bằng giá, kiểm soát lạm phát trong 5 tháng đầu và cả năm 2022.
Theo nhận định của Bộ Tài chính, với diễn biến CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,25%, hiện vẫn còn dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm theo mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4%.
Tuy nhiên, trước những diễn biến giá năng lượng và vật tư chiến lược trên thị trường thế giới tiếp tục gia tăng gây sức ép đến mặt bằng giá trong nước, cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình thị trường, trong đó có giá dịch vụ giáo dục sẽ tác động rất lớn đến mục tiêu kiểm soát cả năm 2022.
Kiểm soát chặt lạm phát cơ bản
Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, ngay từ đầu năm 2022, Bộ Tài chính đã chủ động tính toán, dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả năm trình Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá. Trên cơ sở đó, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương để định hướng trong công tác điều hành giá năm 2022.
Trước những biến động tăng giá các mặt hàng chiến lược, nhất là các mặt hàng năng lượng trên thị trường thế giới đã gây áp lực đối với lạm phát trong nước, trong những tháng đầu năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá các biện pháp điều hành, bình ổn giá để kiểm soát lạm phát, cũng như các biện pháp quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu.
Theo Bộ Tài chính, trong các tháng còn lại của năm 2022, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao, trong đó cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
Ngoài ra, cần theo dõi sát tình hình kinh tế và lạm phát thế giới, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược, trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó đối với từng mặt hàng trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối và điều hành cung cầu, bình ổn giá phù hợp.
Giải pháp căn cơ, lâu dài đó chính là tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Đây cũng là giải pháp được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhắc đến khi ông giải trình làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý của Bộ Tài chính mà đại biểu Quốc hội nêu.
Với mục tiêu lạm phát, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cũng đáng lưu tâm nhưng không quá lo ngại, bởi vẫn còn dư địa để kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm. Đó là chưa kể kinh nghiệm trong điều hành nhiều năm nay của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá. Với việc chuẩn bị kỹ các phương án trong từng tháng, quý, năm, hay thời điểm giá cả một số mặt hàng thiết yếu có đột biến, cơ quan quản lý đã linh hoạt, chủ động trong điều hành, từ đó có giải pháp phù hợp, giữ lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra.
Được biết, đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trước mắt chưa xem xét điều chỉnh giá, tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung, cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân; việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ tác động đến CPI để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm./.
相关推荐
- Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- Bắc Ninh dẫn đầu xuất khẩu cả nước tháng thứ 2 liên tiếp
- Công khai danh tính, địa chỉ người thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ
- Khánh Vân nói gì về việc vắng mặt tại buổi ra mắt MV của Thúy Vân
- Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- Hoa hậu Huỳnh Thúy Anh khoe nhan sắc rực rỡ với đầm dạ hội
- Võ Hoàng Yến nói gì khi thấy Lê Thảo Nhi làm DJ?
- Long An thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại với Cuba