【lịch bóng đá đức 2】Ngành gỗ cần làm gì để hồi phục và phát triển sau đại dịch?
时间:2025-01-11 01:39:42 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Gần nửa lao động tại các doanh nghiệp gỗ mất việc do dịch Covid-19 | |
Ngành gỗ sẽ nhanh chóng hồi phục sau đại dịch nếu có sự hỗ trợ của Chính phủ |
Ngành gỗ đang chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19. Ảnh: N.H |
Chiều 28/4, Tổ chức Forest Trends, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA) phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến “Hồi phục – tăng tốc – bứt phá – Phát triển bền vững ngành gỗ giai đoạn hậu đại dịch”
Dù đang hứng chịu rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, nhưng các doanh nghiệp ngành gỗ đang nỗ lực duy trì sản xuất để có thể nhanh chóng phục hồi sau khi dịch bệnh qua đi.
Theo đó, HAWA đã có nhiều buổi làm việc họp trực tuyến với các đối tác thương mại tại Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc… nhằm tìm hiểu diễn biến thị trường, dự đoán hành vi và xu hướng tiêu dùng mới. Các chuyên gia dự đoán, trong kịch bản khả quan, các cửa hàng kinh doanh nội thất có thể mở cửa trở lại vào khoảng tháng 5 – 6 tới. Cùng với đó là nhiều nhu cầu trang trí lại nhà cửa của người tiêu dùng sau thời gian dài ở nhà.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA chỉ ra rằng, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã đóng cửa ngay từ đầu năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau nên vẫn duy trì sản xuất, dù công suất có giảm. Khi dịch bệnh qua đi, việc khởi động lại của các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chậm hơn so với doanh nghiệp Việt Nam do những vấn đề về nhân công, nguyên liệu.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Vifores cũng chỉ ra rằng, nhóm đồ gỗ phòng bếp, phòng tắm và bàn trang điểm hiện đang chiếm khoảng 60% trong tổng cầu của tất cả các loại đồ gỗ trên toàn thế giới. Đây là dòng sản phẩm chiến lược. Khi dịch bệnh xảy ra, chuỗi cung cho các loại đồ gỗ chiến lược không bị biến động quá lớn, trong khi nhu cầu về các nhóm đồ gỗ khác gần như mất hẳn. Trong khi đó cơ cấu dòng sản phẩm của Việt Nam hiện chưa hợp lý... do sản xuất các sản phẩm không có nhu cầu lớn và không tăng cao trong tương lai. Do vậy để phục hồi sản xuất, doanh nghiệp cần chuyển đổi cơ cấu dòng sản phẩm theo nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu chuyển dịch phương thức bán hàng; hình thành và đẩy mạnh các liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành, xây dựng chuỗi cung trong nước và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia Forest Trend cũng đặt vấn đề về việc phát triển thị trường trong nước. Chính phủ có thể hỗ trợ bằng cách ưu tiên sử dụng các sản phẩm gỗ hợp pháp và bền vững trong hoạt động mua sắm công cho các công trình công cộng. Đồng thời khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp và các làng nghề tham gia vào các khâu cung sản phẩm này.
Trong 3 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu gỗ vẫn đạt tương đối cao, ở mức trên 2,7 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng sang tháng 4, mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã trầm trọng hơn nhiều khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt khoảng 800 triệu USD, giảm 24% so với tháng 4/2019. Như vậy, giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020 chỉ ở mức 3,5 tỷ USD, kéo mức tăng trưởng của 4 tháng chậm hơn nhiều so với 3 tháng đầu năm. Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nhận định, nếu tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất khẩu gỗ sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn trong thời gian tới. |
上一篇: Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
下一篇: Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
猜你喜欢
- Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- Chế độ ăn giúp tóc mọc khoẻ, bớt gãy rụng
- Chân váy đẹp cho nữ công sở ngày hửng nắng
- NSND Kim Cương cấp cứu
- Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- Cuộc sống của giọng ca 'Con bướm xuân' sau hơn 1 năm lấy vợ kém 17 tuổi
- Cục Điện ảnh có lãnh đạo mới
- Cháy chùa hơn 800 tuổi: Bộ Văn hóa yêu cầu khẩn cấp bảo vệ Bảo vật Quốc gia
- Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy