Ông Trần Hữu Linh,ườitiêudùnglựachọnthôngminhxăngdầugiảsẽbịđàothảbxh vdqg duc Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công thương chia sẻ tại tọa đàm với chủ đề “Xăng dầu giả, thiệt hại thật” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức sang ngày 29/11.
Ông Linh cho biết, trong thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại xăng, dầu diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Điển hình, đầu năm 2019, lực lượng Công an Đắk Nôngđã triệt phá đường dây pha chế xăng giả, lấy xăng pha với chất dung môi, hòa chất tạo màu để tạo thành xăng A95 và E5 bán ra thị trường. "Vụ việc này đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao và gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Nêu ý kiến tại tọa đàm, ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) cho biết, xăng dầu nhập khẩu chính ngạch và xăng dầu sản xuất trong nước được kiểm tra đều là những sản phẩm bảo đảm.
"Thống kê của Bộ KH&CN cho thấy, từ năm 2017 đến nay, xăng, dầu được nhập khẩu chính ngạch, sản xuất bảo đảm chất lượng đưa ra lưu thông là trên 36 tỷ triệu lít. So với những vụ xăng, dầu giả ra thị trường là một số triệu lít thì chúng ta thấy đa số là bảo đảm chất lượng phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, góp phần bảo đảm chất lượng cuộc sống", ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Tuấn cũng cho biết, hằng năm, Bộ KH&CN đều thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề. Từ đầu năm đến nay, Bộ có khảo sát, kiểm tra đột xuất trên thị trường, phát hiện một số cửa hàng xăng, dầu vi phạm tại khu vực Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang… Qua đó, có cửa hàng bị phạt hành chính lên đến gần 500 triệu đồng và yêu cầu tái chế các lô hàng vi phạm, ngừng sử dụng giấy phép kinh doanh xăng, dầu trong thời hạn để doanh nghiệp khắc phục.
Còn theo ông Nguyễn Anh Toàn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), khâu phức tạp nhất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất chính là việc bán lẻ, do đó căn nguyên là từ việc quản lý hệ thống.
Để đẩy lùi vấn nạn xăng dầu giả, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cho biết sẽ tiếp tục duy trì và thường xuyên hoạt động thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất. Đồng thời tăng cường kiểm tra những đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng, hệ thống bán lẻ, phân phối… xử lý thật nghiêm những hành vi vi phạm.
"Bộ Công thương đang dự thảo sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng, dầu. Bên cạnh đó, Chính phủ sắp ban hành nghị định mới thay thế hoàn toàn nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu, khí và gas. Những điều chỉnh chính sách quan trọng này sẽ góp phần kiểm soát chặt chẽ thị trường xăng dầu", ông Linh nhấn mạnh.
Ngoài ra, ý kiến các chuyên gia đều đề cao sự chủ động và thông thái trong tiêu dùng của người tiêu dùng. Theo ông Tiến, về lâu dài khách hàng sẽ là những người lựa chọn sản phẩm một cách thông minh, hàng giả về lâu dài sẽ bị đào thải, cùng với đó các nhà sản xuất, các nhà cung ứng đảm bảo chất lượng sẽ tồn tại bền vững.
"Người tiêu dùng cần có sự liên hệ chặt chẽ với cơ quan chức năng và chủ động phát hiện tố giác hành vi vi phạm. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn gian lận thương mại trong xăng dầu", ông Linh nhấn mạnh./.
Tố Uyên