【kết quả ac】Lan tỏa nét đẹp gia đình văn hóa

 人参与 | 时间:2025-01-26 22:55:58

Gia đình tiêu biểu vùng dân tộc thiểu số

Cũng như bao hộ dân ở thôn 7,ỏaneacutetđẹpgiađigravenhvăkết quả ac xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, gia đình ông Điểu Ân lưu giữ nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc S’tiêng. Thế nhưng, điều đặc biệt ở gia đình ông là đã mạnh dạn bỏ đi những hủ tục gắn bó bao đời nay với đồng bào mình, trong đó có việc thách cưới. Lễ cưới diễn ra, ông không yêu cầu nhà trai phải nộp “2 trâu dắt, bò cũng như tố, ché, xà lung”, thay vào đó là những lễ vật bình thường như mọi đám cưới khác. Để thay đổi điều này, ông chịu nhiều gièm pha từ người thân cũng như hàng xóm, bởi đó là thói quen từ xưa. Trước những điều tiếng đó, ông mạnh dạn phân tích, trước là để mọi người hiểu vấn đề, sau là để họ nghe và làm theo, nếu cảm thấy việc ông làm là phù hợp. Ông Điểu Ân phân tích: Người ta bảo tôi ngu, nhưng ngu sao được, mình ép nhà trai, người ta đi vay nợ hoặc bán đất, bán điều non làm đám cưới. Cuối cùng là khổ con cháu mình chứ ai!

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh tặng biểu trưng “Gia đình văn hóa tiêu biểu” cho hộ ông Điểu Ân (giữa) và ông Điểu Búp

Với suy nghĩ tích cực đó, ông Điểu Ân đã thay đổi từ thói quen, phong tục đến phát triển kinh tế. Xã Đoàn Kết có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp, ông trồng lúa nước để có nguồn lương thực, đồng thời học hỏi các kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào trồng điều, cà phê, cao su… Vì vậy, gần 3 ha đất, mỗi năm thu gần 150 triệu đồng, giúp gia đình ông có thu nhập ổn định. Gia đình ông cũng là một trong những điển hình chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ những nỗ lực, năm 2023, hộ ông vinh dự được tuyên dương “Gia đình văn hóa tiêu biểu” cấp tỉnh. Với ông ngày đó cảm xúc vừa ngỡ ngàng vừa tự hào và là động lực để ông cố gắng hơn.

“Khi nhận biểu trưng “Gia đình văn hóa tiêu biểu” cấp tỉnh trao tặng tại ngày hội đại đoàn kết toàn dân năm 2023, đi đâu mọi người cũng hỏi. Mình nhận biểu trưng rồi được tuyên dương nữa, tự hào lắm chứ! Từ cái biểu trưng, ngày ngày tôi dặn dò con, cháu phải sống tốt hơn nữa, làm thêm nhiều việc tốt để xứng đáng với kỳ vọng của các cấp dành cho mình”.

Ông ĐIỂU ÂN, thôn 7, xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng


Năm 2023, gia đình ông Điểu Búp ở xã Đoàn Kết cũng đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa tiêu biểu” cấp tỉnh. May mắn khi con, cháu sống quây quần bên nhau nên ông Điểu Búp thường xuyên đem danh hiệu này ra chia sẻ. Khoảng thời gian rảnh sau khi làm kinh tế, ông chú trọng giáo dục con, cháu giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào mình, đặc biệt là dạy đánh cồng, chiêng. Ông Điểu Búp phấn khởi: Nhà đông con, nhiều cháu nên tôi thường xuyên nhắn mấy đứa phải sống tốt, không được làm điều gì sai, trái với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Được tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu là rất tự hào, phải gắng mà phát huy hơn nữa.

Xã Đoàn Kết có hơn 40% dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt thôn 7 là nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống hơn cả. Nhân dân thôn 7 rất tích cực trong tham gia các phong trào thi đua. Năm 2022, nhân dân trong thôn đã đóng góp 208 triệu đồng xây dựng 3 tuyến đường bê tông xi măng dài 1km; phát quang được 3,5km đường giao thông, trồng 2 tuyến đường hoa… Ngày hội đại đoàn kết toàn dân được tổ chức vào tháng 11 vừa qua, ngoài các hộ gia đình văn hóa được xã, huyện khen thì gia đình ông Điểu Ân, Điểu Búp là 2 hộ DTTS duy nhất của xã được tuyên dương “Gia đình văn hóa tiêu biểu” cấp tỉnh. Điều đó cho thấy, phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã được nhân dân trong xã, đặc biệt là đồng bào DTTS hưởng ứng tích cực, qua đó góp phần xây dựng quê hương thêm phát triển.

Bí thư Đảng ủy xã Đoàn Kết Lê Đức Tú cho biết: Thông qua 2 tấm gương gia đình văn hóa tiêu biểu hộ ông Điểu Ân và Điểu Búp, chúng tôi muốn tuyên truyền đến nhân dân trong xã, đặc biệt là đồng bào DTTS cùng chính quyền tiếp tục xây dựng gia đình văn hóa ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh gìn giữ các giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào, dần bỏ đi những hủ tục không còn phù hợp, hướng tới cuộc sống văn minh, hiện đại hơn.

Góp phần xây dựng văn hóa, con người Bình Phước

Không phải ngẫu nhiên mà phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa luôn được các cấp, ngành triển khai và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Gia đình là tế bào của xã hội, bởi đây chính là nơi nuôi dưỡng, trao truyền các giá trị văn hóa, ứng xử tốt đẹp của con người. Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 231.080 gia đình văn hóa; 824/843 khu dân cư đạt chuẩn văn hóa. Để xây dựng và phát triển văn hóa Bình Phước đa dạng, ngày 20-11, Tỉnh ủy Bình Phước ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bình Phước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 với rất nhiều mục tiêu. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030 có hơn 94% số hộ được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa…; hơn 95% thôn, ấp, khu phố đạt danh hiệu văn hóa; 90% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị…

Ông Điểu Búp chỉ dạy con cháu đánh cồng, chiêng để giữ gìn các nét đẹp văn hóa của đồng bào S’tiêng

Là nơi hội tụ của 41 dân tộc anh em từ khắp mọi miền Tổ quốc về sinh sống, Nghị quyết số 14-NQ/TU cũng đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển các giá trị phẩm chất, tính cách của con người Bình Phước vừa mang nét chung của người Việt Nam vừa có nét riêng của con người Bình Phước. Từ những phẩm chất đó sẽ là nền tảng, động lực mạnh mẽ, sức mạnh nội sinh để xây dựng xã hội phát triển văn minh, hiện đại hơn. Để cụ thể hóa nghị quyết đó, mỗi gia đình cần xây dựng cho mình những giá trị riêng, lành mạnh để cùng hướng đến điều tốt đẹp. Và mục tiêu xa hơn là xây dựng và phát triển văn hóa Bình Phước đa dạng, bản sắc và hội nhập, vừa đậm đà giá trị văn hóa của dân tộc, vừa có bản sắc của địa phương.

顶: 1268踩: 3563