【kqbd h2 anh】Cần đưa cho vay ngang hàng vào loại hình kinh doanh có điều kiện
Đây là đề xuất được trao đổi,ầnđưachovaynganghàngvàoloạihìnhkinhdoanhcóđiềukiệkqbd h2 anh thảo luận về mô hình CVNH tại hội thảo “Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức, ngày 10/10.
Lợi ích song hành rủi ro
Ông Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, CVNH là một trong những mô hình kinh tế chia sẻ hình thành và phát triển trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, bản chất của hình thức CVNH khi ứng dụng công nghệ 4.0 có thể hiểu là khoản cho vay trực tiếp giữa người vay và người cho vay qua nền tảng kết nối trực tuyến mà không qua bất cứ trung gian tài chính nào.
Khoản cho vay hầu hết là không có tài sản đảm bảo hoặc có thể có bảo đảm nếu công ty CVNH đứng ra bảo lãnh hoặc kết nối bên thứ 3 khác bảo lãnh cho người cho vay.
Cũng theo ông Hòe, những lợi ích của CVNH có thể kể đến như, đối với người vay đó là: dễ tiếp cận vốn, thời gian nhanh, nhiều dạng sản phẩm cho vay để tiếp cận, lãi suất có thể thấp hơn vay trung gian tài chính… Đối với người cho vay thì lợi nhuận cao hơn, phân tán được rủi ro, nhiều cơ hội lựa chọn người đi vay…
Đối với thị trường, CVNH giúp đa dạng hơn về kênh dẫn vốn, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp (DN), hỗ trợ DN phát triển. Ngoài ra, tài nguyên dữ liệu về dân cư, DN được khai thác hiệu quả. Đồng thời, nếu quản lý tốt sẽ thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới sáng tạo phân bổ vốn hiệu quả theo nguyên tắc thị trường, chi phí đi vay giảm…
Các chuyên gia trao đổi tại hội thảo. Ảnh: D.T |
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, theo ông Hòe, mô hình CVNH cũng đem đến những rủi ro, thách thức vô cùng lớn. Cụ thể, đối với người cho vay, đó là khả năng bị mất trắng tiền khi không có bảo hiểm, không pháp lý bảo vệ. Đặc biệt, thông tin người vay có thể bị giả mạo, hoặc không kiểm soát được sau vay dẫn đến nợ xấu. Hay có thể bị hacker tấn công sập sàn, mất dữ liệu; sàn cho vay “dạng ma” lừa đảo…
Người đi vay có thể bị “chặt chém” về lãi suất và phí hay có thể bị áp đặt khi đòi nợ; thông tin cá nhân cũng có thể bị lợi dụng chia sẻ, rao bán không đúng quy định…
Đối với thị trường đặt ra những vấn đề quan ngại như khi kết nối trên sàn trực tuyến thì phần mềm có bảo đảm an toàn không? Ai chịu trách nhiệm thẩm định các nền tảng công nghệ? Hay vấn đề bảo vệ người cho vay và người vay, bất ổn thị trường và xã hội khi sập sàn…
Cần xây dựng một hành lang pháp lý thử nghiệm
Trước tính hai mặt của mô hình CVNH, ông Phạm Xuân Hòe đề xuất, cần xây dựng một hành lang pháp lý thử nghiệm cho lĩnh vực CVNH và đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, cần có cơ chế đăng ký giấy phép rõ ràng với các công ty CVNH; quy định các điều kiện đối với người tham gia cho vay và người đi vay; đưa ra các giới hạn để quản lý rủi ro (ví dụ như hạn mức tín dụng, loại hình cho vay, không cho vay quay vòng quá 2 lần đối với một khách (đảo nợ), trần lãi suất và phí…)…
Thêm vào đó, ông Hòe khuyến cáo đối với nhà đầu tư và khách hàng vay, cần tìm hiểu rõ hoạt động của sàn CVNH, cũng như các điều khoản sử dụng, hợp đồng trước khi vay và trong quá trình cho vay. Trong đó, đối với người vay cần đọc kỹ hợp đồng, nhất là yếu tố lãi suất, cách tính lãi, phí ngoài, phí trả trước hạn, gia hạn.
Đối với nhà đầu tư, không gửi vốn vào các công ty CVNH dưới dạng gọi vốn cộng đồng, vì đây là hành vi trái luật nên có thể bị mất tiền và không được bảo vệ. Ngoài ra, nhà cho vay qua sàn CVNH cần cẩn trọng về mức cho vay, đặt lãi suất…
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Fintech NHNN cho biết thêm, việc áp dụng cơ chế quản lý thử nghiệm (Regularoty Sandbox) sẽ cho phép các công ty khởi nghiệp và tổ chức đổi mới sáng tạo được thực hiện thử nghiệm sản phẩm, giải pháp trong một môi trường được kiểm soát và giám sát chặt chẽ trước khi cung ứng ra thị trường.
“NHNN đã luôn chủ động trong việc hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiện đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về Cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Đề án được phê duyệt sẽ tạo cơ chế phù hợp để quản lý và giúp các DN có cơ hội thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ có tính đổi mới, sáng tạo cũng như bảo vệ người sử dụng” – ông Sơn thông tin.
Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng phụ trách CIEM cũng nhấn mạnh, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thay đổi tư duy, chấp nhận cái mới, đồng thời cho phép thử nghiệm các mô hình tiên phong.
Thay vì tư tưởng không quản được thì cấm, chúng ta nên dỡ bỏ các rào cản pháp lý không còn phù hợp. Có như vậy mới đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, cũng như đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích của các bên tham gia vào các mô hình kinh tế chia sẻ mới đang phát triển hiện nay./.
Diệu Thiện
相关文章
Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- Tỷ lệ kèo, tài xỉu phạt góc Hiệp 1 Panetolikos vs Olympiacos: 1 3/4:0, 4Panet2025-01-13Xuất hiện sương mù não hậu Covid
Theo đó, chị An nhiễm Covid-19 vào tháng 12/2021 mức độ nhẹ, có nhiều triệu chứng như sốt, đau nhức,2025-01-13Ngành Chăn nuôi: Lo thiếu vững bền khi... giá cao
Mức giá trên 50.000 đồng/kg lợn hơi là quá cao, kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy. Ảnh: Nguyễn Than2025-01-13Những lưu ý khi về quê ăn Tết Nguyên Đán để tránh lây nhiễm Covid
‘Tết này vẫn phải bật chế độ chống dịch’Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòn2025-01-13Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
Chiều 9/9, Công an quận Long Biên, Hà Nội cho biết, vừa bắt nghi phạm Lương Văn T2025-01-13WHO phân tích thêm 2 biến thể nhánh của Omicron
Sau khi xuất hiện vào tháng 11/2021, Omicron nhanh chóng thay thế Delta trở thành chủng virus SARS-C2025-01-13
最新评论