【du đoan ty so hom nay】Sẽ khoán kinh phí sử dụng xe công theo từng công đoạn
Ngoài việc kế thừa những quy định còn phù hợp, Bộ Tài chính đã tiếp thu các ý kiến tham gia góp ý của các bộ, ngành, địa phương. Đây là một trong những bước triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực vào đầu năm tới.
Khoán theo từng công đoạn
Bộ Tài chính cho biết, quá trình hoàn thiện dự thảo đã nhận được ý kiến tham gia của 27 bộ, ngành, 41 địa phương, 4 tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Cơ bản các ý kiến thống nhất và một số bộ, ngành tham gia thêm ý kiến.
Bộ Tư pháp có ý kiến về áp dụng khoán xe chức danh đối với công đoạn đưa đón từ nơi ở đến cơ quan đối với thứ trưởng và tương đương. Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị nên cân nhắc và đánh giá kỹ về kết quả khoán kinh phí đưa đón từ nơi ở đến cơ quan để quy định phù hợp, vì hiện nay số lượng xe bố trí cho các chức danh này không nhiều. Hơn nữa, các chức danh này phải đảm đương nhiều nhiệm vụ, thường xuyên phải tham gia nhiều cuộc họp. Ngay cả trường hợp áp dụng khoán kinh phí từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan có thể vẫn phải bố trí đủ lượng xe phục vụ khi đi họp, đi công tác.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ- CP và Chỉ thị số 31/CT- TTg yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý xe ô tô theo hướng khoán kinh phí sử dụng áp dụng đối với chức danh thứ trưởng và tương đương. Việc khoán bắt buộc công đoạn đưa đón từ nơi ở đến cơ quan áp dụng đối với nhiều đối tượng ở cả trung ương, địa phương và tại các tập đoàn kinh tế, trong đó có chức danh thứ trưởng và tương đương.
Ngoài ra, theo dự thảo nghị định, việc khoán xe được thực hiện đối với các chức danh có hệ số từ 1,25 trở lên đi từ nơi ở đến nơi làm việc mà chưa khoán xe khi đi họp trong nội thành. Theo Bộ Tư pháp, hiện nay, các chức danh này đi họp trong nội thành rất nhiều sẽ gây khó khăn cho việc bố trí xe tại các cơ quan, đơn vị. Do đó, đề nghị bổ sung quy định khoán đưa đón đi họp trong nội thành đối với cán bộ các cơ quan trung ương; trong đó, khoán cả cho cán bộ có phụ cấp chức vụ từ 0,7 đến 1,25.
Bộ Tài chính cho biết, việc quyết định phương án khoán xe công (đối tượng, hình thức và công đoạn áp dụng khoán) do các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phù hợp với thực trạng quản lý, sử dụng xe, điều kiện thực tế tại các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và doanh nghiệp nhà nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, qua đóng góp ý kiến của các đơn vị và của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đã hoàn thiện lại dự thảo nghị định, trong đó có đưa ra quy định, việc khoán kinh phí được xác định theo từng công đoạn: Đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại đối với chức danh thứ trưởng và tương đương; đi công tác đối với các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung.
Định mức sử dụng xe được xác định theo biên chế
Tại dự thảo đưa ra để lấy ý kiến rộng rãi, Bộ Tài chính đã đưa ra định mức sử dụng xe công. Theo đó, tại các cục, vụ và tổ chức tương đương thuộc bộ, tất cả các định mức đều được giảm so với quy định hiện hành từ 2 xe/cục và 1 xe/vụ xuống còn 1 xe/ đơn vị (đối với đơn vị có số biên chế được duyệt từ 50 người trở lên) và 1 xe/2 đơn vị (đối với đơn vị có số biên chế được duyệt dưới 50 người)…
Theo các ý kiến tham gia góp ý và ý kiến từ Bộ Tư pháp, các định mức này gây khó khăn cho việc thực hiện các nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, các đơn vị ở các địa bàn khác nhau mà có biên chế dưới 50 người được quy định 1 xe cho 2 đơn vị thì rất khó cho việc sử dụng xe. Do đó, đề nghị nghiên cứu để các đối tượng có tiêu chuẩn được sử dụng xe hoặc khoán xe.
Báo cáo, giải trình về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, việc quy định định mức xe ô tô căn cứ vào biên chế được giao trên, dưới 50 người nhằm hạn chế số lượng xe trang bị cho các đơn vị có số lượng công việc ít, biên chế thấp. Đồng thời, tại dự thảo đã quy định trường hợp cơ quan, đơn vị ở các địa bàn khác nhau thì có thể giao xe cho cơ quan, đơn vị này trực tiếp quản lý, sử dụng.
Ngoài ra, việc xác định định mức trên cơ sở số lượng biên chế là để đảm bảo phù hợp nhu cầu sử dụng và khối lượng công việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị (vì biên chế được giao phản ánh trên khối lượng công việc). Đồng thời, để thực hiện định hướng giảm đầu xe công, mở rộng áp dụng khoán hoặc thuê dịch vụ xe ô tô, nên Bộ Tài chính đã trình Chính phủ cho phép giữ quy định việc xác định định mức xe theo tiêu chí biên chế đã được Bộ Tài chính đưa ra tại dự thảo.
Vân Hà