【bảng xếp hạng vfl bochum gặp vfb stuttgart】Hoàn thiện cơ sở pháp lý giúp sử dụng tài sản công tiết kiệm, hiệu quả
Việc xây dựng nghị định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý,ànthiệncơsởpháplýgiúpsửdụngtàisảncôngtiếtkiệmhiệuquảbảng xếp hạng vfl bochum gặp vfb stuttgart bổ sung các quy định về các vấn đề chưa có quy định điều chỉnh, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn để tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công được tiết kiệm, hiệu quả.
Phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện
Bộ Tài chính cho biết, thực hiện quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2017/NĐ-CP (NĐ 151) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật.
NĐ 151 được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua thực hiện rà soát các quy định tại NĐ 151 và tổng hợp phản ánh, kiến nghị của một số bộ, ngành, địa phương cho thấy, còn phát sinh một số vướng mắc.
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đang được Bộ Tài chính trình Chính phủ. Ảnh TL minh họa |
Cụ thể, một số nội dung về quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có quy định hướng dẫn cụ thể làm cơ sở cho các đơn vị này thực hiện như: Trình tự, thủ tục giao tài sản (TS) bằng hiện vật; thẩm quyền quyết định thuê đơn vị có chức năng quản lý vận hành TSC; khai thác TSC sau thu hồi…
Theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định và có công văn gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... Đồng thời, đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Trang thông tin về TSC để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân về dự thảo Nghị định. Trong tháng 7 vừa qua, Bộ Tài chính đã tổ chức 2 hội nghị lấy ý kiến trực tiếp của đại diện Sở Tài chính các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã tổ chức các cuộc họp làm việc với đại diện các cơ quan có liên quan đến nội dung của Nghị định. |
Hơn nữa, Nghị quyết số 82/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giao Chính phủ nghiên cứu thu hẹp các trường hợp cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, chuyển sang hình thức cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, bảo đảm nguồn thu ổn định từ đất đai. Tuy nhiên, quy định hiện hành về bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp chỉ có hình thức giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Một số trường hợp áp dụng theo trình tự, thủ tục xử lý TSC như quy định hiện hành chưa phù hợp. Đơn cử như việc xử lý TSC trong trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể do quy trình xử lý TSC hiện hành được xuất phát từ cơ quan được giao quản lý, sử dụng TS đề xuất, lập hồ sơ đề nghị xử lý. Tuy nhiên, trong các trường hợp này, có thể cơ quan được giao quản lý, sử dụng TSC không còn tồn tại do đã bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể nên không thể áp dụng trình tự, thủ tục xử lý TSC thông thường.
Một số loại TSC đặc thù cần phải được xử lý theo quy định riêng tại pháp luật chuyên ngành nhưng chưa có quy định loại trừ hoặc dẫn chiếu làm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị lúng túng trong áp dụng pháp luật như: vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các sản phẩm mật mã của ngành cơ yếu.
Ngoài ra, trong thực tế có một số trường hợp trong quá trình thực hiện liên doanh, liên kết vì lý do bất khả kháng, đối tác liên doanh, liên kết không thể tiếp tục thực hiện nên đề nghị chấm dứt hợp đồng trước hạn. Tuy nhiên, quy định hiện hành không có quy định cụ thể cho trường hợp này dẫn đến lúng túng trong xử lý…
Nhiều sửa đổi phù hợp với thực tiễn
Với quan điểm cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm quyền, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết trong việc quản lý, sử dụng, xử lý TSC, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ - CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSC.
Theo đó, về giao TS bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước. Bộ Tài chính cho biết, tại Luật Quản lý, sử dụng TSC quy định Nhà nước giao TS bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước, trong đó đã quy định về loại TS giao cho cơ quan nhà nước sử dụng và thẩm quyền quyết định giao TSC. Để thống nhất về quy trình, thủ tục giao TS, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định về trình tự, thủ tục giao TS bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước.
Việc hoàn thiện cơ sở pháp lý sẽ giúp sử dụng tài sản công tiết kiệm, hiệu quả. Ảnh TL minh họa |
Ngoài ra, tại Luật Quản lý, sử dụng TSC có quy định về việc bảo dưỡng, sửa chữa TSC. Qua quá trình thực tế thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa TSC đã phát sinh trường hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu tận thu vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc bảo dưỡng, sửa chữa để tiết kiệm chi phí. Vì vậy, để có cơ sở pháp lý cho các đơn vị triển khai thực hiện, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định về lĩnh vực này.
Theo đó, vật tư, vật liệu thu hồi được trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa TSC tại cơ quan nhà nước nếu có thể tiếp tục sử dụng thì cơ quan đó được tiếp tục sử dụng nếu có nhu cầu. Trường hợp không có nhu cầu sử dụng, vật tư, vật liệu đó được xử lý theo hình thức điều chuyển, bán. Trường hợp áp dụng hình thức bán thì thực hiện bán đấu giá đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; bán niêm yết giá đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; bán chỉ định đối với vật tư, vật liệu thu hồi có giá trị dưới 10 triệu đồng.
Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá trụ sở làm việc; chuyển giao TSC về địa phương quản lý, xử lý; xử lý TSC trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể… |
Còn lại, đối với vật tư, vật liệu không còn sử dụng được, cơ quan nhà nước đó thực hiện hủy bỏ.
Với việc khai thác TSC tại cơ quan nhà nước, để phù hợp với nhu cầu thực tiễn, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ sung quy định về việc khai thác đối với các loại TS này.
Cụ thể, về hình thức khai thác, cơ quan nhà nước tự quản lý, sử dụng nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe để cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền khai thác nhà ăn, căn tin, nhà/bãi để xe để cung cấp dịch vụ thiết yếu cho cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước và khách đến công tác. Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng vị trí tại trụ sở làm việc lắp đặt máy rút tiền tự động, máy bán hàng tự động…
Số tiền thu được từ khai thác TSC, sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp có liên quan đến việc tổ chức khai thác TSC, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật (nếu có), cơ quan nhà nước được giữ lại 50% để bổ sung nguồn chi thường xuyên hàng năm cho công tác quản lý và các hoạt động khác được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan. 50% nộp ngân sách nhà nước trung ương (đối với cơ quan nhà nước trung ương quản lý); nộp ngân sách địa phương (đối với cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý).
Đối với các loại TSC (nhà ở công vụ, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu) đã có các quy định pháp luật chuyên ngành điều chỉnh, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định việc khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan (pháp luật về nhà ở, pháp luật về sở hữu trí tuệ…)./.