【kết quả vô địch】Cục Thuế Hà Nội: Xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 1.000 doanh nghiệp hoàn thuế
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 01:47:57 评论数:
Rủi ro về hoàn thuế giá trị gia tăng là rủi ro thường xuyên và rất dễ xảy ra. |
Nhiều rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Thuế Hà Nội, tổng số thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 do đơn vị này thực hiện ước đạt 164.876 tỷ đồng, đạt 58,5% dự toán pháp lệnh, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, trong cơ cấu thu ngân sách 6 tháng đầu năm, thu từ sản xuất kinh doanh tiếp tục là động lực chính (ước đạt 59,7% dự toán pháp lệnh, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2021) và thu từ các khoản thuế phí khác đạt khá (ước đạt 61,4% dự toán pháp lệnh, tăng 29,1% so với cùng kỳ; trong đó thuế thu nhập cá nhân đạt 74,9% dự toán và tăng 24,6% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng thu thuế từ chứng khoán, bất động sản).
6 tháng đầu năm, Cục Thuế Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo, tổ chức và giám sát thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chức năng quản lý thuế, đẩy mạnh công tác thanh tra – kiểm tra, chống thất thu thuế. Trong đó, công tác thanh kiểm tra, chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng là nội dung được đánh giá có nhiều rủi ro và cần tập trung chỉ đạo thực hiện.
Theo ông Mai Sơn, thuế giá trị gia tăng là sắc thuế quan trọng, chiếm trên 30% số thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Cục Thuế Hà Nội. Cùng với đó, số hồ sơ và số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn cũng rất lớn. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm, Cục Thuế đã giải quyết 488 hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền thuế đã hoàn là 2.323 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là hoàn xuất khẩu (chiếm trên 73% số lượng hồ sơ và 92% về số tiền đã hoàn).
"Rủi ro về hoàn thuế giá trị gia tăng là rủi ro thường xuyên và rất dễ xảy ra", ông Mai Sơn nhận định.
Lường trước vấn đề này, thời gian qua, Cục Thuế Hà Nội chủ động thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình sản xuất kinh doanh – nộp ngân sách nhà nước – lịch sử hoàn thuế đối với 1.004 doanh nghiệp xuất khẩu có hoàn thuế giá trị gia tăng để phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro, xác minh, đối chiếu. Đồng thời, tập trung phân tích, đánh giá và theo dõi thường xuyên đối với 212 doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng rủi ro cao theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế như: hàng hóa tiêu dùng, linh kiện điện tử, máy tính, nông, lâm sản (bột sắn, dăm gỗ, gỗ ván,....).
Cục Thuế Hà Nội đã thu thập thông tin để đối chiếu, xác minh dữ liệu kê khai – khấu trừ – hoàn thuế của các doanh nghiệp giai đoạn 2018 – 2020 (bao gồm cả các doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra hoàn thuế), qua đó phát hiện 134 doanh nghiệp hoàn thuế có sử dụng hóa đơn mua vào của các doanh nghiệp đã có thông báo của cơ quan Thuế về việc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh với giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào 328 tỷ đồng; thuế giá trị gia tăng hàng hóa dịch vụ mua vào 20,6 tỷ đồng. Qua rà soát hồ sơ và đấu tranh đã điều chỉnh giảm, thu hồi 5,1 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng.
Đặc biệt, thời gian qua, Cục Thuế Hà Nội đã chủ động đề xuất Tổng cục Thuế thực hiện thủ tục xác minh với cơ quan Thuế nước ngoài 30 lượt doanh nghiệp hoàn thuế có rủi ro.
Cục Thuế cũng triển khai chuyên đề thanh tra sau hoàn thuế đột xuất đối với 110 doanh nghiệp hoàn thuế và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022 đối với 126 doanh nghiệp khác bên cạnh việc tăng cường kiểm tra tại bàn thường xuyên, liên tục đối với các doanh nghiệp phát sinh âm thuế giá trị gia tăng. Kết quả, 6 tháng năm 2022, toàn ngành đã thực hiện được 143 quyết định thanh tra, kiểm tra trước và sau hoàn thuế giá trị gia tăng, giảm số thuế giá trị gia tăng được hoàn 24 tỷ đồng và truy hoàn, xử phạt sau thanh kiểm tra 1,4 tỷ đồng.
Tăng cường phối hợp đa ngành
Thời gian tới, Cục Thuế Hà Nội sẽ tiếp tục coi việc xác định cơ sở dữ liệu đầy đủ là điều kiện tiên quyết để phát hiện và đấu tranh với các hành vi gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng. Cùng với đó không ngừng cập nhật, thu thập thông tin dữ liệu qua nhiều kênh như: thông tin từ các cơ quan Thuế, thông tin giao dịch đáng ngờ từ cơ quan giám sát ngân hàng; thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước khác (Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan khác...); đơn thư tố cáo; phương tiện thông tin truyền thông; thông tin từ nước ngoài... Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng tin học, tiếp tục nâng cấp cơ sở dữ liệu phần mềm về chương trình quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
Cục Thuế cũng sẽ phân tích, đánh giá kỹ lưỡng cơ sở dữ liệu, nhận diện chính xác các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để theo dõi, giám sát chặt chẽ. Thường xuyên rà soát lại các hồ sơ đã được hoàn thuế liên quan đến mặt hàng xuất khẩu, khách hàng nước ngoài và các yếu tố đầu vào nói chung và việc sử dụng hóa đơn đầu vào nói riêng.
Đặc biệt, Cục Thuế Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp trong nội bộ các cơ quan Thuế, với các cơ quan bên ngoài (cơ quan Hải quan, cơ quan Công an, cảnh sát điều tra, Cục xuất nhập khẩu Bộ công thương,...), và phối hợp với cơ quan Thuế các nước (thông qua Vụ hợp tác quốc tế) trong việc xác minh, đối chiếu và chống gian lận hoàn thuế.