【soi kèo 365】Ôtô Việt có còn lợi thế?
Mới đây, trong một cuộc họp báo của Toyota Việt Nam- doanh nghiệp FDI đang giữ “ngôi vương” trên thị trường ôtô Việt Nam- tuyên bố của vị Tổng giám đốc Yoshihisa Maruta về việc có thể chuyển nhà máy sang nước khác, chỉ nhập khẩu ôtô nguyên chiếc, tạo bầu không khí khá bi quan.
Nhưng cách đây không xa lắm, đầu năm 2015, Công ty Chairatchakarn (Thái Lan) đã mua gần 2 triệu cổ phiếu của Công ty ôtô Trường Long (TP.Hồ Chí Minh), sở hữu 22,6% cổ phần. Và đầu tháng 4, ông Vichai Jirathiyut- Chủ tịch Viện ôtô Thái Lan- có khuyến nghị rất “hữu hảo”: Thay vì cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt- Thái nên “bắt tay” để cùng phát triển ngành công nghiệp ôtô. Khuyến nghị mang lại những tia hy vọng cho công nghiệp ôtô Việt Nam, dù mong manh.
Trở lại chuyện Toyota Việt Nam, dù dư luận đang “sốc”, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế lại bình tĩnh phân tích. Chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ thế! Việc nhà đầu tư đi hay ở là chuyện bình thường trên thị trường. Hơn nữa, để di dời một nhà máy sang nước khác đâu có dễ dàng... Điều đáng quan tâm là phải trả lời được câu hỏi: Việt Nam có còn lợi thế để phát triển công nghiệp ôtô?
Nhìn lại năm 2014, trong khi các thị trường ôtô Indonesia, Thái Lan sụt giảm nghiêm trọng thì thị trường ôtô Việt Nam tăng trưởng tới 43%. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong quý I/2015, tổng lượng ôtô tiêu thụ tới 48.707 xe, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2014. Dự báo biểu đồ tiêu thụ ôtô tại Việt Nam rất khả quan.
Nghiên cứu mới công bố của Tạp chí The Economist cho thấy, số hộ gia đình Việt Nam sở hữu tài sản từ 100.000- 2 triệu USD mỗi năm (thuộc nhóm “nhà giàu mới nổi”) đang tăng mạnh nhất châu Á, đồng nghĩa với nhu cầu sắm ôtô của người Việt sẽ ngày càng tăng mạnh trong tương lai.
Tận dụng những lợi thế đó cộng thêm những chính sách tốt, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đi lên. Tuy nhiên, chính sách tốt không có nghĩa là bảo hộ cao. Phát triển công nghiệp ôtô phải gắn với lợi ích của người tiêu dùng, đừng để người tiêu dùng Việt Nam phải mua ôtô với giá đắt nhất trong khu vực. Đó chính là câu trả lời.
TIN LIÊN QUAN | |
Phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam: Cú hích đột phá? |
(责任编辑:La liga)
- Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- Hoàn thiện mô hình tự chủ tại Bệnh viện K
- Nhân sự Đại hội Đảng các cấp: Chạy chức, chạy quyền đã giảm hẳn
- Giải pháp nào để tận diệt khủng bố ?
- Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- Thủ tướng biểu dương công an phá 2 chuyên án ma túy ở Vân Hồ Sơn La
- Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Văn phòng Chính phủ năm 2019
- Việt Nam và IAEA ký kết Khung Chương trình quốc gia về hợp tác kỹ thuật
- Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- Việt Nam ký Hiệp định miễn thị thực thứ 85
- Thủ tướng nâng mức phấn đấu xuất khẩu nông sản lên 44 tỷ USD
- Nhiều kết quả thực hiện chuyển đổi số trong ngành Y tế
- Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- Liên Hiệp Quốc kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine
- Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- Việt Nam thể hiện vai trò, uy tín khi tham gia Hội nghị WEF Davos 2022
- Chủ tịch nước tiếp các Đại sứ đến chào từ biệt
- Tạm ứng hơn 51 tỷ chậm báo cáo: Tổng cục Thuế phải nghiêm túc kiểm điểm
- Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- Hai lực cản với thoái vốn và cổ phần hóa