VietNamNet vừa thực hiện một cuộc khảo sát về tình trạng bày bán SIM rác,ềuđạilýtạiHàNộiđãdừngbánkíchhoạtSIMrákèo xiên bóng đá SIM kích hoạt sẵn tại Hà Nội. Cuộc khảo sát được thực hiện tại 17 đại lý bán SIM thẻ thuộc 8 quận trên địa bàn.
Trong vai người có nhu cầu mua SIM rác, phóng viên VietNamNet đã đến khảo sát tại từng đại lý. Kết quả cho thấy, 8/17 đại lý SIM thẻ vẫn còn công khai bán SIM rác, SIM kích hoạt sẵn, chiếm tỷ lệ 47% số cửa hàng được hỏi.
Đây đã là cuộc khảo sát thứ 3 được VietNamNet thực hiện trong những tháng gần đây. Nếu chỉ tính riêng các đại lý bán SIM thẻ không thuộc những chuỗi lớn, kết quả cuộc khảo sát hồi tháng 9 cho thấy, tỷ lệ đại lý bán SIM rác tại Hà Nội được ghi nhận ở mức 55%. Như vậy, chỉ trong 1 tháng qua, việc bán SIM rác, SIM kích hoạt sẵn tại Hà Nội đã có chiều hướng giảm (8%).
Phần lớn đại lý từng bán SIM rác trong những đợt khảo sát trước, giờ đây khi được hỏi đã quay sang từ chối bán SIM kích hoạt sẵn, chỉ bán SIM chưa kích hoạt. Điều này cho thấy sự vào cuộc xử lý nghiêm túc, có hiệu quả của lực lượng chức năng.
Theo nhân viên một đại lý SIM thẻ trên đường Giải Phóng (Hai Bà Trưng, Hà Nội), SIM kích hoạt sẵn hiện không có hàng. Người dùng chỉ có thể mua SIM trắng theo số thuê bao tùy chọn, sau đó tự đi kích hoạt SIM tại điểm giao dịch của nhà mạng, nạp tiền rồi đăng ký gói cước để sử dụng.
Khi được hỏi vì sao từng bán SIM rác nhưng giờ lại không bán nữa, người này thoái thác với lý do trước đây được người khác nhờ gửi bán hộ, cửa hàng hiện không còn kinh doanh mặt hàng này.
Trao đổi với VietNamNet, chủ một đại lý bán SIM thẻ trên đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, cửa hàng hiện không bán SIM, chỉ bán thẻ cào hoặc nạp tiền hộ cho những ai có nhu cầu. “Người ta cấm hết rồi, không được bán SIM rác nữa anh ạ”, chủ cửa hàng này buồn bã chia sẻ khi được hỏi lý do.
SIM rác đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại
Tuy số lượng các đại lý chấp nhận bán SIM rác đã giảm, thế nhưng trên thực tế, người dùng vẫn có thể tìm mua SIM kích hoạt sẵn trên thị trường. Theo ghi nhận của VietNamNet, trong đợt khảo sát vừa qua, phóng viên có thể mua được SIM rác của hầu hết các nhà mạng.
Tại Hà Nội, SIM kích hoạt sẵn của các nhà mạng lớn như Viettel, MobiFone, VNPT VinaPhone đã giảm hẳn, chỉ còn lác đác ở một vài địa điểm. Trong khi đó, SIM kích hoạt sẵn của Vietnamobile được rao bán tại nhiều nơi với mức giá phổ biến từ 95.000 - 100.000 đồng, có kèm sẵn gói cước dữ liệu.
Theo các chủ đại lý, SIM kích hoạt sẵn của các nhà mạng lớn giờ đây khan hiếm nguồn hàng. Với các nhà mạng nhỏ hơn, lượng SIM tồn ở các đại lý còn nhiều nên việc tìm mua tương đối dễ.
Đáng chú ý khi trên thị trường bắt đầu xuất hiện SIM rác của một số mạng ảo (MVNO), thậm chí cả những nhà mạng chỉ vừa mới chân ướt, chân ráo đặt chân lên thị trường, vốn chưa từng được ghi nhận ở những đợt khảo sát SIM rác trước đó.
“Anh cần SIM data à, lấy SIM mạng M đi anh”, người bán đon đả mời chào. Sau đó, phóng viên được đưa cho một thẻ SIM màu xanh với logo lạ, không phải của nhà mạng M như giới thiệu. Khi được hỏi, người bán nhanh nhảu khẳng định 2 nhà mạng này là 1 và khi sử dụng không có gì khác biệt.
"Em đăng ký trước là anh vào mạng cả tháng thoải mái, không giới hạn data. Giá SIM 300.000, hơi đắt nhưng chất lượng ổn định, không cần đăng ký”, chủ đại lý SIM thẻ trên phố Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nói. Bằng một vài thao tác trên chiếc di động, chỉ 5 phút, sau người bán đã kích hoạt thành công chiếc SIM.
Theo quan sát của phóng viên, để thu hút khách hàng, nhiều chủ đại lý bán SIM rác của nhà mạng ảo nhưng nói khống là SIM của các mạng lớn như MobiFone, VNPT. Trên thực tế, các đơn vị này chỉ cung cấp hạ tầng, bán buôn dịch vụ cho những nhà mạng ảo. Đây là lý do khiến nhiều người nhầm tưởng rằng SIM rác của các nhà mạng lớn vẫn bày bán phổ biến, dù thực tế không phải như vậy.
Thống kê của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho thấy, trung bình hàng tháng, có khoảng 1,5 triệu SIM thuê bao mới được bán ra trên thị trường di động. Trong đó, 3 nhà mạng lớn là Viettel, VNPT, MobiFone chiếm khoảng 85% thuê bao phát triển mới. Các nhà mạng còn lại như Vietnamobile, Wintel, Local,... hiện chiếm 15% tổng lượng thuê bao mới bán ra thị trường.
Trên thực tế, thời gian qua, việc kích hoạt SIM mới của 3 nhà mạng lớn đang được siết chặt do các đơn vị này đã kết nối trực tiếp tới Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Khi đăng ký mới, thuê bao của 3 nhà mạng này sẽ được đối soát online, nếu khớp với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, thuê bao mới được chấp nhận.
Hiện những nhà mạng còn lại, chủ yếu là các mạng ảo chưa kết nối được với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Để đảm bảo thuê bao mới là SIM chính chủ, định kỳ hàng tháng, các nhà mạng này sẽ phải gửi số liệu người dùng mới đến Bộ TT&TT. Sau quá trình đối soát, nếu không đúng với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, thuê bao mới sẽ bị xóa khỏi hệ thống.
Tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 10 của Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long một lần nữa nhấn mạnh, Bộ TT&TT sẽ quyết liệt xử lý, không có vùng cấm trong vấn đề SIM rác, SIM không chính chủ.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, trong trường hợp cần thiết, Bộ TT&TT sẵn sàng đình chỉ việc phát triển thuê bao mới của các nhà mạng để xảy ra sai phạm. “Bộ TT&TT sẽ không dung túng cho doanh nghiệp, đại lý bán SIM rác, không để méo mó thị trường viễn thông”, Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định.
Giá SIM rác 'chợ đen' tăng cao do bị siết chặt quản lýDo liên tục bị siết chặt quản lý, SIM không chính chủ, được kích hoạt sẵn đang giảm dần. Điều này đã đẩy giá SIM rác trên thị trường 'chợ đen' tăng cao.