Cụ thể,áiNguyênNộpngânsáchhơntỷđồngtừxửlýbuônlậugianlậnthươngmạsoi keo ngay mai trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra 565 vụ, xử lý 514 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính trên 4,3 tỷ đồng; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3,3 tỷ đồng từ xử lý vi phạm.
Các hành vi vi phạm tập trung chủ yếu vào nhóm kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, an toàn vệ sinh thực phẩm, vi phạm về giá, vi phạm về nhãn hàng hóa. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo, đồ gia dụng, thuốc lá, thuốc lá điện tử tập trung chủ yếu tại các địa bàn đông dân cư, các chợ trung tâm, tuyến đường chính tại các huyện, thành phố…Phương thức phổ biến hiện nay là giới thiệu và bán hàng qua các hình thức thương mại điện tử.
Ông Tạ Đình Dũng - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên cho hay, hoạt động thương mại điện tử vi phạm về giá, nhãn hàng hóa trên địa bàn tỉnh đã manh nha xuất hiện từ một vài năm trở lại đây và có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp trong khoảng 6 tháng đầu năm 2022.
Lực lượng quản lý thị trường Thái Nguyên kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử. Ảnh: CTV |
Mới đây, ngày 5/7, đơn vị cũng đã kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh thuốc lá điện tử của ông Phạm Lê Việt Khánh bán hàng qua hình thức thương mại điện tử và phát hiện 140 máy làm nóng tinh dầu có nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Toàn bộ số hàng hóa, chủ kinh doanh đều không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Theo kế hoạch, 6 tháng cuối năm 2022, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành trung ương và UBND tỉnh Thái Nguyên, lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại. |