Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: CPI năm 2018 sẽ ở dưới mức 4%. Tăng lương gắn với tăng năng suất lao động sẽ không ảnh hưởng đến CPI Chất vấn Phó Thủ tướng,óThủtướngVươngĐìnhHuệTăngthutiếtkiệmchitiêuđểtănglươtructiep 3s đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá) đặt câu hỏi: Chính phủ 3 lần lỡ hẹn cải cách tiền lương vì không có nguồn lực. Trung ương vừa ban hành nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương, do đó đề nghị Chính phủ làm rõ 3 vấn đề: Một là khả năng ngân sách nhà nước cân đối để cải cách chính sách tiền lương. Thứ hai, như vậy có làm tăng thêm trần nợ công hay không và thứ ba, Phó Thủ tướng cho biết giải pháp để kìm chế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khi tăng tiền lương? Trả lời về đại biểu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đây là vấn đề được quan tâm hiện nay. Dư luận phấn khởi khi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ban hành nghị quyết về cải cách tiền lương, nhưng tăng thế nào, nguồn đâu tăng lương, tăng lương có ảnh hưởng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô hay không? “Chính phủ có tính toán cân nhắc trình Trung ương thảo luận và quyết định. Mặc dù tăng lương không phải là toàn bộ vấn đề cải cách nhưng là vấn đề cốt lõi và được quan tâm. Để tăng lương, giải pháp tiền đề là phải xác định được vị trí việc làm để thiết kế hệ thống chính sách tiền lương; biện pháp đột phá là quyết liệt tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách...” - Phó Thủ tướng nói. Nói đến giải pháp tài chính để tiến hành cải cách về tiền lưong, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, căn cơ nhất vẫn là phát triển sản xuất để tăng thu, đồng thời quyết liệt chống thất thu ngân sách và thứ ba là triệt để tiết kiệm chi tiêu. Trong đó, vẫn phải tiết kiệm 10% kinh phí thường xuyên cho đến khi ổn định bộ máy tổ chức, dùng nguồn này để làm cải cách tiền lương. Một nguồn nữa để tăng lương, theo Phó Thủ tướng đó là tăng thu của ngân sách địa phương. “Trước đây là 50% được để lại đầu tư, 50% dùng cải cách tiền lương. Bây giờ với quan điểm đầu tư cho con người cũng là đầu tư phát triển thì Trung ương quyết định dành 70% tăng thu của ngân sách địa phương làm cải cách tiền lương. Trước đây không có chuyện dành vượt thu của ngân sách trung ương để làm cải cách tiền lương, nhưng nghị quyết lần này đã quyết định vượt thu của ngân sách trung ương dành tối thiểu 40% để cải cách tiền lương” - Phó Thủ tướng phân tích cụ thể hơn. Theo Phó Thủ tướng, quá trình cân đối Chính phủ dựa vào Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị để tính toán trả lương mà vẫn đảm bảo trần nợ công 65%, kiểm soát được chỉ số lạm phát. Tăng lương gắn với tăng năng suất lao động thì tăng CPI không lớn, vừa đáp ứng cải cách tiền lương vừa ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát năm 2018 sẽ dưới 4% ĐB Lê Thu Hà (Lào Cai) lo lắng, thực trạng năm 2017 CPI thấp dần cuối năm, nhưng tháng 5/2018 lại tăng trở lại; CPI bình quân tăng 0,55% so với năm trước. "Cử tri lo lắng khả năng lạm phát tăng cao trong năm 2018, Chính phủ có giải pháp gì?" - ĐB đặt câu hỏi. | ĐB Lê Thu Hà (Lào Cai) lo lắng khi CPI 5 tháng tăng cao. |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, vừa qua giá xăng dầu thế giới có lúc lên tới 88 USD một thùng, tăng 25 - 30%; giá thịt lợn hơi cũng tăng trở lại; riêng nhóm thực phẩm làm CPI tăng 0,25%; điều chỉnh giá xăng dầu theo giá thế giới 2 lần cũng đã tác động tới CPI 0,16%. Tổng cộng xăng dầu, thịt lợn hơi đã tác động CPI tăng 0,45%. “Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan quản lý sử dụng Quỹ bình ổn giá để kìm giữ giá xăng dầu, không tăng mạnh như mức tăng giá thế giới. Cụ thể, giá xăng dầu thành phẩm thế giới đã tăng bình quân 25%, nhưng giá xăng trong nước mới điều chỉnh 9,3%. Ngoài ra, năm 2018 sẽ không tăng giá điện, dù áp lực đầu vào tăng giá điện khoảng 4.600 tỷ đồng; việc điều chỉnh giá dịch vụ công do Nhà nước quản lý. Ví dụ, y tế sẽ chờ tới cuối năm nếu thuận lợi, không thì để sang năm. Chính phủ cũng chỉ đạo sửa Thông tư 37 giảm 80 loại dịch vụ y tế và tăng đấu thầu giá thuốc, vật tư y tế... để giảm giá thuốc. Với nhiều giải pháp đồng bộ, chúng tôi tin CPI năm nay từ 3,72 - 3,94% là mức cao nhất nếu không có vấn đề đột xuất xảy ra" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định trước Quốc hội. Không có "vùng cấm" xử lý sai phạm đầu tư công ĐB Quách Thế Tản (Hoà Bình) đặt câu hỏi: Qua báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, thời gian qua Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán 30 dự án. Qua kiểm toán thấy rằng, có nhiều vi phạm và đã kiến nghị xử lý tài chính 4.500 tỷ đồng, đặc biệt cần lưu ý các dự án BT chủ yếu sử dụng hình thức chỉ định thầu. Hình thức này dẫn đến tiềm ẩn rủi ro trong vấn đề quản lý tài chính, thất thu ngân sách, quản lý nguồn lực và dẫn đến cả vấn đề tham nhũng, lợi ích nhóm. Chính phủ xử lý vấn đề này như thế nào? Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời: ĐB nêu thực trạng rất đúng. Trong các dự án đầu tư công có nhiều dự án thực hiện tốt. Tuy nhiên không ít dự án đầu tư công yếu kém, sai sót. Khi lập dự án thì chi phí đầu vào “khiêm tốn”, nhưng thi công kéo dài. Cá biệt có dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư đến 36 lần, như đại biểu mới nêu vừa qua. Trước tình hình này, Chính phủ và Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quyết định của Trung ương, siết chặt kỷ luật kỷ cương trong chi tiêu ngân sách, trong đầu tư công. “Về sai phạm, quan điểm của Chính phủ là xử lý nghiêm, không có ngoại lệ, không có vùng cấm. Trên cơ sở kết quả của Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan chức năng sẽ xử lý trách nhiệm đơn vị, cá nhân theo quy định; không chỉ xử lý tài chính mà có vụ chuyển qua cơ quan điều tra” - Phó Thủ tướng nói. Về thể chế, Chính phủ dự kiến ban hành nghị định mới sửa đổi nghị định về đầu tư công, dự kiến ban hành trong tháng 6; đồng thời trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đầu tư công trong thời gian tới... Quản lý tiền ảo ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) hỏi: Việc quản lý tiền ảo là vấn đề cấp thiết, không chỉ ổn định nền kinh tế mà còn thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả. Chính phủ có biện pháp gì để quản lý tiền ảo? Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, thời gian qua có hiện tượng người dân sử dụng thẻ game, thẻ cào để thanh toán trên mạng, qua các vụ đánh bạc và thanh toán trên mạng 15 nghìn tỷ đồng Bộ Công an đã khởi tố, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan và đã kịp thời xây dựng đề án giao Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng khung khổ để quản lý tiền ảo nói chung. Ngân hàng Nhà nước đã ra văn bản không công nhận Bitcoin và các loại tiền ảo khác là đồng tiền ở Việt Nam. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho biết, còn tình trạng nhập máy để đào Bitcoin là tương đối sôi động. Bộ Tài chính vừa báo cáo, từ năm ngoái đến năm nay đã nhập 15.600 bộ máy để đào Bitcoin, về TP. Hồ Chí Minh là 9 nghìn máy, Hà Nội là 6 nghìn máy, còn lại là Đà Nẵng. “Bộ Tài chính đã đề xuất cấm không cho nhập nhưng phải xem xét thêm cơ sở pháp lý của nó" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết thêm./. Minh Anh |