Các tỉnh ĐBSCL đang tập trung nhiều giải pháp để đưa nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa,ưduyđộm88 ca cuoc the thao trở thành nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2025 vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đạt tốc độ tăng GDP nông nghiệp trên 3%/năm. Còn nhiều trăn trở Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chỉ ra rằng nông nghiệp Việt Nam, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long, đang đối mặt những thách thức lớn. Nhất là biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng trên thế giới. Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong dịch Covid-19. Nhưng vấn đề được nhắc đến nhiều lần trên các diễn đàn, đó là nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tính liên kết vùng. Đồng bằng có 13 tỉnh, thành phố với khoảng 150 đơn vị cấp huyện, hơn 1.000 đơn vị cấp xã, gần 10 triệu hộ nông dân đang đứng trước lựa chọn chuyển từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”. Hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học bị suy thoái, sau thời gian dài lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đặt ra thách thức lớn với định hướng tiến đến một nền nông nghiệp xanh. Tư duy theo mùa vụ của người nông dân, tầm nhìn theo thương vụ của doanh nghiệp vô tình gây trở ngại cho mục tiêu liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ. Vùng nguyên liệu cây ăn trái, thủy sản, lúa gạo tương đồng, phân tán khiến công tác quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại nông sản gặp nhiều khó khăn. Sản xuất phải gắn với thị trường và phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Những vấn đề nội tại cho thấy, dù hạ tầng được đầu tư như thế nào, nhưng nếu không giải quyết thỏa đáng những nút thắt vừa nêu thì cũng khó và chậm cải thiện được tình hình mất cân đối cung - cầu. Tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nông nghiệp ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu mới đây, các tỉnh, thành phố đã có phân tích và đề xuất nhiều giải pháp liên quan đến chính sách sử dụng đất đai, phát triển và bảo vệ rừng; ban hành cơ chế, chính sách triển khai quy hoạch vùng, phát triển hạ tầng, thúc đẩy hợp tác công - tư… Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, cho rằng việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp của vùng còn rất hạn chế. Vấn đề liên kết vùng chưa chặt chẽ; bản đồ thổ nhưỡng chưa được xây dựng một cách bài bản. Hạ tầng giao thông của khu vực còn yếu, cả đường bộ và đường thủy. Chưa có sự đột phá chiến lược về kinh tế và lựa chọn các trụ cột kinh tế để phát triển và phát huy lợi thế. Chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp giá trị cao xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển. Trên cơ sở đó, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang kiến nghị Chính phủ sớm ban hành các cơ chế, chính sách đưa các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch vùng ĐBSCL vào thực tiễn. Đồng thời, sớm ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, cho rằng: Hai khâu yếu nhất của vùng vẫn là nhân lực và hạ tầng. Trong bối cảnh nguồn vốn Trung ương và địa phương còn khó khăn, cần có cơ chế, chính sách để phát huy vai trò vốn mồi của ngân sách nhà nước để huy động mạnh mẽ các nguồn lực phát triển. Đề xuất các chính sách đặc thù thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Đồng thời quan tâm, sớm hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh Cà Mau kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu hướng dẫn tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp. Đồng thời, đề xuất các chính sách đặc thù để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm, sớm hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hệ thống giao thông đồng bộ (đường cao tốc, đường ven biển, sân bay, cảng biển...) để thu hút đầu tư, tạo thêm việc làm, phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh hợp tác Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2025 vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đạt tốc độ tăng GDP nông nghiệp trên 3%/năm. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2018. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 30% tổng số lao động và tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp trên 30%. Tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản nuôi trồng được cấp chứng nhận sản xuất bền vững trên 20%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch 50%. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu hiện đại, thân thiện môi trường trên 30%. Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận 50%. Tổn thất sau thu hoạch các mặt hàng nông sản chủ lực giảm từ 0,5% đến 1,0%/năm. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn là 75%. Để đạt được mục tiêu trên, Bộ NN&PTNT nêu ra các giải pháp cần tập trung. Đó là ĐBSCL cần tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và các đề án lớn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng. Đồng thời tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và các hợp tác xã, phát huy vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp trong kết nối nông dân với doanh nghiệp. Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Cân đối và có kế hoạch đầu tư công trình hạ tầng thiết yếu cấp vùng và tiểu vùng, trong đó ưu tiên hiện đại hóa các công trình thủy lợi, nhất là hạ tầng logistics nông sản và hạ tầng vùng nguyên liệu quy mô lớn đạt chuẩn, đảm bảo năng suất, chất lượng. Thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư đối với xây dựng các trung tâm logistic phục vụ kinh tế nông nghiệp, các khu công nghiệp chế biến nông sản, các cụm công nghiệp - dịch vụ tại các vùng lõi của vùng chuyên canh chủ lực. Tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, điều phối các hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mang tính liên vùng. Triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ NN&PTNT với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Nghiên cứu và triển khai các giải pháp khoa học, công nghệ, xử lý các vấn đề bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của vùng. Nhất là các chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực như tôm, lúa, trái cây và vùng sản xuất nước lợ, nước mặn theo hướng coi nước lợ, nước mặn cũng là tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế; các cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản vùng ĐBSCL để có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tư duy đột phá - tầm nhìn chiến lược Phát biểu kết luận tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định đồng bằng sông Cửu Long giữ vị thế hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong. Đối với ĐBSCL, phát triển nông nghiệp phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển nông nghiệp phải trong mối quan hệ và gắn chặt với phát triển công nghiệp, dịch vụ. Phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, chủ động thích ứng; chuyển đổi linh hoạt, nâng cao giá trị. ĐBSCL phải là một thực thể, 13 tỉnh, thành phải bổ sung cho nhau, cùng nhau liên kết. Sản xuất phải gắn với thị trường, phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông nghiệp muốn phát triển được thì phải có công nghiệp chế biến, dịch vụ đi kèm. Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng rằng thời gian tới ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ĐBSCL nói riêng sẽ chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa, trở thành nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Người nông dân ngày càng giàu có, người dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương; nông thôn ngày càng hiện đại, phồn vinh, thân thiện. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các tỉnh, thành phố cần tập trung để đẩy nhanh phát triển toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long nhanh và bền vững. Các bộ, ngành nhanh chóng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách. Trong đó, phải thực hiện 4 tốt trong quy hoạch “quy hoạch tốt để có dự án tốt; có dự án tốt để có nhà đầu tư tốt; có nhà đầu tư tốt để có sản phẩm tốt”. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, hạ tầng chống biến đổi khí hậu, hạ tầng số... Đẩy mạnh đào tạo nghề, chuyển đổi nghề; đầu tư khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Xây dựng thương hiệu sản phẩm của vùng. Tranh thủ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết để mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Bài, ảnh: ẨN LIÊN |