【hang nhat anh bang xep hang】EP từ chối xem xét Hiệp định toàn diện về đầu tư EU
Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và cờ Liên minh châu Âu (EU) tại Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc tại Brussels,ừchốixemxétHiệpđịnhtoàndiệnvềđầutưhang nhat anh bang xep hang Bỉ ngày 29/6/2015. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 20/5, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu từ chối việc xem xét thỏa thuận đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU)-Trung Quốc nếu Bắc Kinh không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại các nghị siỹ EP và các học giả.
Nghị quyết từ chối xem xét Hiệp định toàn diện về đầu tư (CAI) giữa EU-Trung Quốc được EP thông qua với 599 phiếu ủng hộ, 30 phiếu chống và 58 phiếu trắng.
Theo nghị quyết, EP yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trước khi nghị viện có thể xem xét CAI giữa EU-Trung Quốc.
Các nghị sỹ EP cũng cảnh báo bản thân việc Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt sẽ không đảm bảo việc thỏa thuận trên được phê chuẩn.
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) thừa nhận rằng những nỗ lực để phê chuẩn hiệp định CAI với Trung Quốc buộc phải dừng lại sau một loạt biện pháp "ăn miếng trả miếng" giữa Trung Quốc và EU trong thời gian qua.
Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis nói: "Rõ ràng là trong tình hình hiện nay với lệnh cấm vận của EU với Trung Quốc và lệnh cấm vận đáp trả của Trung Quốc lên các thành viên EP đang được thi hành, môi trường này không có lợi cho việc phê chuẩn hiệp định."
Trong cuộc trao đổi ngày 6/5 với nhóm các chuyên gia thuộc Hội đồng Đại Tây Dương tại thủ đô Washington (Mỹ), Ủy viên EU phụ trách thị trường nội khối Thierry Breton cũng cho biết hiệp định này thực tế mới chỉ là "ý định chứ chưa phải là một thỏa thuận" và có thể sẽ phải mất thời gian dài đàm phán nữa trước khi trở thành hiện thực.
EU và Trung Quốc đã hoàn tất Hiệp định toàn diện về đầu tư vào tháng 12/2020 sau 7 năm đàm phán khó khăn.
Tuy nhiên, hiệp định này vẫn chưa được 27 quốc gia thành viên EU cũng như Nghị viện châu Âu phê chuẩn.
Hiệp định CAI được kỳ vọng sẽ giúp các công ty châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn.
Thỏa thuận này nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho các các doanh nghiệp châu Âu làm ăn tại Trung Quốc.
Văn kiện này cũng sẽ giúp tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty châu Âu và cấm ép buộc chuyển giao công nghệ, trong đó bao gồm cả những cam kết về chống biến đổi khí hậu và đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Trung Quốc đã đạt hơn 140 tỷ euro trong 20 năm qua, trong khi đầu tư từ Trung Quốc vào khối này đạt gần 120 tỷ euro.
Các lĩnh vực chính mà các công ty EU đầu tư vào Trung Quốc là ôtô, vật liệu cơ bản (bao gồm hóa chất), dịch vụ tài chính, nông nghiệp thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Đẳng cấp hơn trong mùa thu này khi diện trang phục họa tiết da báo
- ·Tóc Tiên, Minh Hằng nói gì về tin đồn 'bằng mặt không bằng lòng' tại Chị đẹp?
- ·Sao Hàn 22/10: Ngoại hình tăng cân khó nhận ra của mỹ nhân 'Trái tim mùa thu'
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt?
- ·Hô biến tóc mỏng thành tóc phồng
- ·7 nguyên liệu thêm vào dầu gội giúp giảm rụng tóc trong mùa thu
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Lân Nhã lần đầu bước ra khỏi vùng an toàn
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·Sao Hàn 13/10: Lisa đối đầu BTS, 'ông hoàng phòng vé' Hàn Quốc đến Việt Nam
- ·Tẩy tế bào chết trước hay sau khi tắm?
- ·‘Giác ngộ bí mật tối cao'
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Nghệ sĩ Tấn Beo đi lại khó khăn, cần người dìu sau khi bị tai biến
- ·Nhan sắc 3 nàng hậu nổi tiếng từng đăng quang Hoa khôi Ngoại thương
- ·Nghệ sĩ Tấn Beo đi lại khó khăn, cần người dìu sau khi bị tai biến
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Sao Hàn 11/10: Nhan sắc mê hoặc, làn da đẹp không tì vết của công chúa Kpop