当前位置:首页 > Cúp C1

【hoffenheim đấu với union berlin】Năm chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia chính thức bắt đầu

Thủ tướng Campuchia Hun Sen bàn giao chiếc búa Chủ tịch ASEAN cho Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40,ămchủtịchASEANcủaIndonesiachínhthứcbắtđầhoffenheim đấu với union berlin 41 và các hội nghị liên quan. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Việc bàn giao chức Chủ tịch ASEAN từ người tiền nhiệm Campuchia cho Indonesia được thực hiện tại Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra vào đầu tháng.

Thành công của Indonesia trong việc trở thành chủ tịch ASEAN đã được nhiều bên hoan nghênh nhiệt liệt và thời điểm này có thể được coi là sự tiếp nối vai trò và quyền lãnh đạo của Indonesia, khi nước này kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch của Nhóm G20. Vai trò này cũng là một cách để ưu tiên sức mạnh ngoại giao kinh tế và y tế của Indonesia.

Theo đó, quốc gia này sẽ áp dụng chủ đề “ Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm của tăng trưởng”, đã được Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố khi ông tham gia lễ để bàn giao cây búa tượng trưng từ Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Hơn nữa, với tư cách là chủ tịch ASEAN, cần phải đảm bảo rằng tất cả các thành phần trong Indonesia đều có cùng quan điểm với các chương trình nghị sự ưu tiên vì lợi ích quốc gia trên đấu trường ASEAN, bởi nước này được giao nhiệm vụ đi đầu trong việc thúc đẩy nhanh các bước tăng cường sức mạnh phối hợp trong nước, nhất là về kỹ thuật, vật chất và nhân lực.

Việc Indonesia được chọn làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2023 cũng được kỳ vọng sẽ giảm thiểu những tác động khác nhau của các vấn đề quan trọng xung quanh chính trị và an ninh trong khu vực để ASEAN có thể trở thành một tổ chức hiệu quả hơn. Với trách nhiệm của mình, Indonesia sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia, cũng như đưa ra các giải pháp mới để vượt qua những thách thức và vấn đề quan trọng được xem là mối quan tâm, cho dù đó là trong khu vực hay là trên toàn cầu.

Vị trí dẫn đầu của Indonesia được kỳ vọng sẽ mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho khu vực trong nhiều vấn đề, đơn cử như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, nền kinh tế kỹ thuật số và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng khu vực. Để có thể giải quyết tất cả những vấn đề này, chính quyền Indonesia cần phải nhanh chóng tạo ra một nền tảng hợp tác vững chắc để ASEAN có thể đối mặt với các thách thức một cách linh hoạt với tư cách là một khu vực.

Công tác chuẩn bị để đảm nhận chức vụ lãnh đạo được bắt đầu dưới sự điều phối của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi. Trong quá trình thực hiện, bà sẽ giám sát ba bộ điều phối, những người sẽ đảm nhận các trụ cột của ASEAN.

Năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đã tổ chức một cuộc họp phối hợp vào ngày 12/1 và một cuộc họp toàn thể vào 10/4, với sự tham dự của đại diện từ 36 bộ cũng như các thành viên của Đại diện Thường trực Cộng hòa Indonesia tại ASEAN. Thông qua Diễn đàn ban thư ký quốc gia, Bộ Ngoại giao đã phê chuẩn nhiều hướng dẫn và tài liệu tham khảo cho các bộ liên quan đến việc chuẩn bị cho chức vụ Chủ tịch của Indonesia, đặc biệt là về thời gian và kết quả công việc.

Indonesia sẽ tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN vào quý I/2023. Hoạt động này tập trung vào việc thu thập các đề xuất ban đầu về những ưu tiên của Chủ tịch Indonesia. Sau đó sẽ là các cuộc họp để thảo luận về các chủ đề khác nhau, các vấn đề ưu tiên, logo và lịch quốc gia vào quý thứ II.

Nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023 phải có khả năng mang lại những kết quả công việc hữu ích, không chỉ dành cho các thành viên ASEAN, mà còn cho cả lợi ích quốc gia của Indonesia nói riêng và lợi ích toàn cầu nói chung. Giống như nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Indonesia, các kết quả công việc mà Indonesia thực hiện trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023 phải được thực hiện và đạt chất lượng cao thiết thực, cụ thể và phải mang lại lợi ích cho cộng đồng rộng lớn hơn.

Đan Lê(Lược dịch từ The Jakarta Post)

分享到: