Indonesia tiếp tục tăng sức ép cạnh tranh với giày dép Việt Doanh nghiệp da giày lo ứng phó với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) |
Theấtkhẩugiàydépduytrìtăngtrưởngconsốđội hình al ittihad gặp al hilalo số liệu từ Tổng Cục thống kê, 9 tháng năm 2024 giày dép hàng xếp thứ 5/7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Cũng như dệt may, càng về cuối năm đơn hàng của doanh nghiệp da giày trong nước ngày một tốt hơn do chuẩn bị bước vào mùa cao điểm sản xuất phục vụ lễ hội.
Bà Phan Thị Thanh Xuân- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam cho biết, đơn hàng hiện đang hồi phục trở lại nhưng doanh nghiệp da giày trong nước lại đang gặp trở ngại lớn về vấn đề thiếu lao động. Đây là thách thức lớn, bởi lẽ những ngành sử dụng nhiều lao động như da giày, dệt may nhân lực được coi là tài sản lớn nhất. Bà Xuân cũng cho hay, mức tăng trưởng 2 con số đạt được là khá khả quan. Năm 2024, nhiều khả năng ngành da giày sẽ về đích với 27 tỷ USD.
Bộ Công Thương "nối cầu" đưa giày dép Việt vào thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: Cấn Dũng |
Số liệu thống kê cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày sang các thị trường khá ổn định. 8 tháng năm 2024, ngành xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 5,58 tỷ USD, tăng 17,1%; EU (27 nước) là 3,63 tỷ USD, tăng 14,3%; Trung Quốc là 1,32 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tại sự kiện liên quan đến Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Bộ Công Thương tổ chức gần đây, bà Xuân cho hay, hiệp hội đã trình Bộ Công Thương đề xuất xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp thời trang Việt Nam.
Bà Xuân lý giải, nguyên phụ liệu là yếu tố rất quan trọng với ngành thời trang, chiếm tỷ trọng rất lớn tới 65% trong giá thành sản phẩm. Nếu ngành thời trang Việt Nam có thể chủ động các nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu thì sẽ đáp ứng đơn hàng một cách nhanh chóng, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng cho ngành công nghiệp thời trang xuất khẩu, mở rộng quy mô đến năm 2030 đạt 100 tỷ USD.
Mặt khác, chủ động nguồn cung giúp doanh nghiệp da giày minh bạch được xuất xứ nguyên phụ liệu, vừa đáp ứng quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do vừa thực hiện được các tiêu chuẩn xanh, bền vững của các nhà nhập khẩu.
Để hiện thực hóa ý tưởng xây dựng Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp thời trang, đại diện Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam khuyến nghị, cần có sự tham gia của nhiều bên, và đặc biệt là chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong việc tạo thuận lợi về các thủ tục, chính sách liên quan tới kho vận, nguồn cung nguyên phụ liệu nhập khẩu…
Dự kiến, Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu cho ngành công nghiệp thời trang sẽ được xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa, thu hút sự tham gia của các nhà cung ứng sản phẩm nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất dệt may, da giày trong nước và nước ngoài; liên tục cập nhật xu hướng, công nghệ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất nguyên phụ liệu trong nước…