游客发表

【bxh anha】Tìm hiểu pháp luật: Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành

发帖时间:2025-01-10 07:44:03

(Tiếp theo)

Hỏi:Cơ sở dữ liệu hộ tịch là gì ?ểuphpluậtLuậtHộtịchvccvănbảnhướngdẫbxh anha

Trả lời:Điều 57 Luật Hộ tịch quy định:

1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tài sản quốc gia, lưu giữ toàn bộ thông tin hộ tịch của mọi cá nhân, làm cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là căn cứ để cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Hỏi:Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được quy định như thế nào ?

Trả lời:Điều 59 Luật Hộ tịch quy định:

1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được lập để lưu giữ, cập nhật, quản lý, tra cứu thông tin hộ tịch, phục vụ yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến; được kết nối để cung cấp, trao đổi thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Chính phủ quy định sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thủ tục, trình tự đăng ký hộ tịch trực tuyến; việc kết nối, cung cấp, trao đổi thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Hỏi:Việc cập nhật, điều chỉnh thông tin hộ tịch cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được thực hiện như thế nào ?

Trả lời:Điều 60 Luật Hộ tịch quy định:

1. Các sự kiện hộ tịch của cá nhân ngay sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch đều phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Cơ quan đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về mọi thông tin hộ tịch được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

2. Trường hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khác với thông tin trong Sổ hộ tịch thì phải điều chỉnh cho phù hợp với Sổ hộ tịch.

Hỏi:Việc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch phải tuân theo những nguyên tắc nào ?

Trả lời:Điều 61 Luật Hộ tịch quy định về nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch:

1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch được quản lý, bảo mật, bảo đảm an toàn; chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được tiếp cận và khai thác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có trách nhiệm bảo đảm bí mật cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Hỏi:Trích lục hộ tịch là gì ?

Trả lời:Khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch quy định: Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Hỏi:Việc cấp bản chính trích lục hộ tịch khi đăng ký hộ tịch được quy định như thế nào ?

Trả lời:Điều 62 Luật Hộ tịch quy định về cấp bản chính trích lục hộ tịch khi đăng ký hộ tịch như sau:

1. Khi đăng ký hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch cấp 01 bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký hộ tịch, trừ việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn.

2. Bản chính trích lục hộ tịch được chứng thực bản sao.

Hỏi:Luật Hộ tịch quy định như thế nào về cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký và trình tự, thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch ?

Trả lời:Điều 63 Luật Hộ tịch quy định về cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký như sau:

Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.

Điều 64 Luật Hộ tịch quy định về trình tự, thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:

1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

Hỏi:Công chức làm công tác hộ tịch không được làm những việc gì ?

Trả lời:  Điều 74 Luật Hộ tịch quy định công chức làm công tác hộ tịch không được làm những việc sau:

1. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch.

2. Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch.

3. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái quy định của Luật này.

4. Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

5. Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật này.

6. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ tịch.

7. Công chức làm công tác hộ tịch vi phạm các quy định tại Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    热门排行

    友情链接