【tỷ số nurnberg】Ăn tết Việt nếm vị quê nhà

时间:2025-01-10 09:51:20来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín

Mấy cái tết trước,ĂntếtViệtnếmvịtỷ số nurnberg lúc bà ngoại còn khỏe, tôi hay hỏi: “Nước mình nhiều món ăn phong phú quá, vậy vị đặc trưng ngày tết là gì hả ngoại ?”.

Ẩm thực Hậu Giang có nhiều món ngon mà bạn bè gần xa đến lại khen, đi là nhớ.

Đưa tay hớt bọt nồi thịt kho hột vịt đang ùng ục trên cái bếp than đỏ rực, ngoại khẽ nói: “Biết bao nhiêu mà kể cho hết con. Mỗi thời người ta ăn tết mỗi khác, nhưng cái vị mặn mòi của nước mắm, chút nồng cay của ớt, của tiêu, chút ngọt ngào của đường phèn, đường mía... có lẽ là vị Việt không thể thiếu trong mấy ngày tết, nhất là người miền Tây sông nước. Đó là vị của quê nhà, đã bao đời ai cũng ăn, thiếu không được”...

Món ngon Hậu Giang xa gần biết tiếng

Đi học xong rồi đi làm xa, có những cái tết tôi không về nhà được, đi đây đi đó ăn tết cũng ê hề thịt cá, món ngon vật lạ, nhưng thời buổi thị trường mà, món này món kia có pha lẫn chút Tây - Tàu nên khi ăn tâm trạng cũng phân vân, tự hỏi: “Có phải chăng năm nay tôi không được thưởng thức vị tết Việt?”…

Lần nọ, ghé một quán ăn, tôi được dùng món cá thát lát còm rút xương, có chút nồng của sả, chút mặn mòi của muối… lại nhớ cái vị Việt mà ngoại nói. Tôi lại ngộ ra thêm một điều, vị Việt còn là vị từ món ăn của những người biết sáng tạo, biết làm mới ẩm thực quê hương, để đưa những món ngon quê nhà đi xa.

Con cá thát lát đã bao đời là món ăn quen thuộc của người dân các tỉnh miền Tây. Từ một loại cá nhắc đến nhiều người thấy sợ, vì xương quá nhiều, trước giờ cũng chỉ cạo thịt làm chả. Có lần làm mấy con cá thát lát cậu Út đặt vó được dưới kênh, đem lên làm, ngoại nói con cá bóng mẩy vậy mà chỉ cạo thịt làm chả thiệt uổng, mấy phần kia coi như bỏ… Đến khi biết được món ngon cá thát lát rút xương, tôi mua về cho ngoại mấy con, dù ngoại răng lung lơ rồi, ăn uống không được như xưa, vậy mà vẫn cảm nhận được sự đậm đà, khen ai làm ra cái này cũng hay, sáng tạo lắm!

Sau này, có dịp gặp chị Lý Hồng Tiên, phụ trách kinh doanh sản phẩm cá thát lát của quán Tân Hậu Giang (thành phố Vị Thanh), tôi mới biết thêm nhiều điều về việc gầy dựng thương hiệu của quê hương Hậu Giang vươn tầm ra nhiều tỉnh, thành khác và xuất khẩu nữa. Để mỗi lần khách phương xa nói đến ẩm thực Hậu Giang, không quên nhắc những món ngon từ cá thát lát.

Chị Tiên cho biết, mẹ chị (mọi người hay gọi cô Lệ Hậu Giang), là người đã làm nên dòng sản phẩm tạo tiếng vang, tạo “vẻ đẹp”, sự ngon lành hơn hẳn cho con cá thát lát với việc sáng tạo ra cá thát lát tẩm gia vị. Món ngon đặc trưng này ra đời khoảng chục năm trước, vốn chỉ làm ra để có món mới cho nhà hàng, níu chân thực khách, ban đầu làm bán hàng ngày. Đến năm 2008, khi đăng ký thương hiệu độc quyền, cá thát lát tẩm gia vị của quán sang trang mới, được làm theo kiểu công nghiệp, đông lạnh, đi “chu du” đó đây, giới thiệu một nét ẩm thực vừa mới, vừa riêng của Hậu Giang.

Nói về món ăn này, chị Tiên chia sẻ: “Tôi có hỏi mẹ vì sao không chọn loại cá khác, mà lại là thát lát lắm xương dăm. Mẹ nói, đó là con cá quen thuộc với người dân quê mình, dễ kiếm, nên bắt đầu từ con cá thát lát mẹ nghĩ sẽ thành công, dẫu rằng bước đường đi sẽ gian nan. Mà đúng là gian nan thật, để hạn chế xương dăm vốn ám ảnh nhiều người khi ăn cá thát lát, mẹ tôi cùng nhiều chị bếp làm tới làm lui, thử cách này cách khác và cuối cùng cũng có được những sản phẩm như bây giờ. Mẹ cũng nói, đi chỗ này chỗ kia thấy có đặc sản làm từ sản vật địa phương, Hậu Giang mình cũng trù phú, vậy sao không tạo nên những sản phẩm đặc trưng được? Chính sự tự hào về quê hương của mẹ đã tạo nên món ngon như hôm nay”.

Sau cá thát lát tẩm gia vị, quán lại có thêm cá thát lát rút xương, chả cá thát lát tươi, chả cá thát lát tẩm gia vị. Hàng chục đại lý đã được mở, từ mảnh đất cuối cùng Tổ quốc Cà Mau đến những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có. Cá thát lát trước đây chưa bao giờ là sự lựa chọn ưu tiên để thết đãi, nhưng giờ nó đã thành “món đinh” trong những buổi tiệc quan trọng, làm nên nét riêng ẩm thực cho Hậu Giang, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn chục lao động, với mức lương 3-4 triệu đồng/tháng. Riêng những dịp giáp tết, khi có nhiều đơn đặt hàng, lại có thêm cả chục lao động khác kiếm được việc làm.

Tiếp nối truyền thống và niềm đam mê của mẹ, chị Tiên dù đã tốt nghiệp cao học ngành tài chính, có việc làm ổn định tại một ngân hàng lớn, nhưng đã về nhà, với mong muốn tiếp tục đưa sản phẩm từ cá thát lát vươn xa. Mỗi một lô hàng của quán xuất đi, là thêm một lần thương hiệu ẩm thực Hậu Giang được biết đến, thêm những lao động tìm kiếm được việc làm.

Ẩm thực gắn bó với quê hương là ở đó.

Ngọt ngào hương quê đất mẹ

Đất mẹ Hậu Giang là nơi dưỡng nuôi nhiều sản vật vang danh khắp mọi miền, để ai một lần thưởng thức sẽ không thể quên.

Nhỏ em tên Như Ý gốc gác ở kênh Trực Thăng (xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ), giờ về “xứ rừng Cà Mau” làm bánh bông lan bán. Cô thợ trẻ lâu lâu lại điện cho tôi, năn nỉ: “Anh gửi mấy chục khóm về giùm em đặng em làm mứt, làm nhưn cho mấy cái bánh sinh nhật, bánh cưới nghen”.

Tôi nói: “Dưới Cà Mau cũng thiếu gì khóm, mua cho nó gần”.

Nhỏ em nói: “Bà ngoại em nói, chỉ khóm Cầu Đúc làm mứt mới ngon, hương vị khác biệt anh ơi. Tết nào người ta cũng đặt nhiều bánh lớn, bánh nhỏ yêu cầu để mứt khóm hết á. Nho Mỹ, nho Tàu chưa chắc ngon hơn mứt khóm đâu nghen”.

Tôi gắn bó với Hậu Giang gần chục năm nay, cũng tự nhận là con của quê hương này nên nghe nhỏ em nói vậy trong lòng cũng tự hào lắm, mua liền gửi về mấy chục khóm. Ngoại của Như Ý muốn làm mứt từ khóm Cầu Đúc là để lưu giữ cái hương vị quê nhà. Về nhà, được nói chuyện với bà, bà hay nhắc đến quê nhà Long Mỹ - Vị Thanh với niềm tự hào. Thuở đôi mươi, bà cũng từng đi bán khóm đó đây, nên trái khóm Cầu Đúc với bà có nhiều kỷ niệm.

Nói tới khóm, tôi lại tìm đến những rẫy khóm ngút ngàn ở dưới xã Hỏa Tiến của thành phố Vị Thanh để nghe thêm chuyện những người dân dự định làm sản phẩm từ khóm để đưa đi xa gần. Bên con đường dẫn vào vùng khóm, nếu ai qua lại đây chắc không xa lạ với một cái chòi nhỏ, bày bán “đặc sản” của vùng khóm, ngoài khóm trái còn có đầu khóm, nước màu khóm. Cô Hai Khóm, cái tên chúng tôi vẫn đặt cho người bán hàng ven đường này, bộc bạch: “Nghe đâu có người tính làm rượu khóm để bán cho khách du lịch nữa đó, còn mấy sản phẩm tươi này chủ yếu ăn tại chỗ sẽ ngon hơn. Khóm Cầu Đúc chính gốc giờ nhiều người biết tiếng hơn xưa rồi”.

Cô Hai Khóm nói đúng, sản vật quê nhà được chăm bẵm, làm nên từ những đôi bàn tay chai sần và niềm tự hào quê hương luôn được chào đón ở bất cứ nơi đâu. Tôi có đứa bạn làm báo ở Bình Thuận, cứ nghe có ai đi công tác ra ngoài ấy là nói tôi ráng gửi mấy trái khóm Cầu Đúc ra giùm, nó nói: “Ăn ngon bá cháy, ngoài này không có, hồi tết năm ngoái mày gửi tao chục trái ăn ngon quá trời”. Lần đó, hơi gấp, tôi cũng chạy ù ra chợ để mua chục khóm gửi, thấy trái to tròn, nặng trịch là chọn, rồi đóng gói gửi ra, 2 ngày sau nghe nó nhắn tin thấy không vui: “Không giống khóm Cầu Đúc đợt trước mày…”.

Tôi thấy mình hơi vô tâm xen lẫn vô duyên, coi Hậu Giang là quê hương thứ hai, nhưng chỉ có trái khóm Cầu Đúc cũng lộn, để đứa bạn thân buồn vì không nếm được đặc sản quê mình.

Giá trị của ẩm thực là ở đó, ăn rồi khiến người ta phải tìm. Tôi lại thấy tự hào vì đất Hậu Giang có nhiều món ngon mà bạn bè gần xa đến lại khen, đi là nhớ…

Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN

相关内容
推荐内容