【kèo bóng truc tuyến】Báo Hậu Giang điểm tin sáng 9–9: Hàng loạt quốc gia cấm học sinh dùng điện thoại
Cùng những tin tức khác,ậuGiangđiểmtinsng–Hngloạtquốcgiacấmhọcsinhdngđiệnthoạkèo bóng truc tuyến mời Quý độc giả theo dõi: Bão số 3 và mưa lũ sau bão làm 21 người tử vong, gần 230 người bị thương; Sâu đầu đen hoành hành các vườn dừa ở miền Tây; UBND huyện Côn Đảo phạt nhà hàng 65 triệu đồng vì bán ốc quý hiếm; Giải pickleball cho người nổi tiếng.
Hàng loạt quốc gia cấm học sinh dùng điện thoại
Tại Hà Lan, theo Gulf Today, nước này vừa áp dụng lệnh cấm điện thoại di động trên toàn quốc tại các trường học. Hồi đầu năm 2024, lệnh cấm chỉ áp dụng cho trường trung học, nhưng đến nay đã mở rộng sang trường tiểu học từ tháng 9-2024. Tuy nhiên, điện thoại vẫn có thể được sử dụng trong lớp nếu cần thiết cho nội dung bài học, chẳng hạn như khi học về kỹ năng truyền thông.
Tại Anh, theo trang thông tin Chính phủ Anh, nước này đã ban hành hướng dẫn mới vào tháng 2-2024, khuyến khích các trường học trên toàn quốc cấm sử dụng điện thoại di động suốt cả ngày học, bao gồm cả giờ giải lao.
Tại Hy Lạp, theo Euro News, nước này đã ban hành các quy định mới về việc học sinh đem điện thoại đến trường từ tháng 9-2024. Theo đó, học sinh có thể đem điện thoại đến trường nhưng bắt buộc phải giữ điện thoại di động trong cặp suốt thời gian học.
Tại Hungary, cũng theo Euro News, lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trong các trường học đã được ban hành từ năm 2024. Học sinh không được mang điện thoại vào lớp học, trừ khi được phép bởi giáo viên vì mục đích học tập hoặc lý do y tế. Quy định mới không nhận được sự đồng thuận tuyệt đối, mà gây ra tranh cãi và các cuộc biểu tình ở nhiều nơi.
Tại Đan Mạch, đầu năm học mới 2024, nhiều trường phổ thông đã thiết lập những công cụ số như những tường lửa nhằm ngăn chặn học sinh truy cập vào một số website, ứng dụng như mạng xã hội hoặc mua sắm online để giúp học sinh tập trung vào việc học ở trường.
Tại Bỉ, truyền thông địa phương đưa tin từ năm học 2024-2025, việc sử dụng điện thoại thông minh của học sinh tiểu học và trung học ở các khu vực nói tiếng Pháp của Bỉ và thủ đô Brussels đã bị cấm. Lệnh cấm này sẽ áp dụng với 132.600 học sinh tại 373 trường học trong năm nay.
Tại Trung Quốc, theo China Daily, Bộ Giáo dục Trung Quốc cấm học sinh tiểu học và trung học mang điện thoại di động đến trường từ năm 2021. Biện pháp này nhằm bảo vệ thị lực của học sinh, đảm bảo các em tập trung vào học tập và ngăn trẻ em nghiện Internet và các trò chơi điện tử.
Tại Hàn Quốc, theo Korea Times, nước này áp dụng chính sách hạn chế sử dụng điện thoại di động trong trường học, để giảm thiểu sự phân tâm và cải thiện chất lượng giáo dục từ năm 2023. Các quy định yêu cầu học sinh phải để điện thoại ở chế độ im lặng và chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc cho mục đích học tập cụ thể.
Đặc biệt, Bộ Giáo dục Hàn Quốc ban hành quy định mới có hiệu lực từ 1-9-2023, theo đó giáo viên ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ có quyền tịch thu điện thoại di động nếu các em từ chối tuân theo lệnh cấm sử dụng điện thoại trong giờ học.
Bão số 3 và mưa lũ sau bão làm 21 người tử vong, gần 230 người bị thương
Người đàn ông đứng khóc trước cảnh bão tàn phá nặng nề một công trình biểu tượng của tỉnh Quảng Ninh - Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm Quảng Ninh.
Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 18h ngày 8-9, thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão làm 21 người tử vong.
Trong đó, Lào Cai có 6 người thiệt mạng, Quảng Ninh 5, Hải Phòng 2, Hải Dương 1, Hà Nội 1, Hòa Bình 4, Yên Bái 1, Lạng Sơn 1 và 1 chiến sĩ thuộc Quân khu 3. Ngoài ra, còn 3 người đang mất tích và gần 230 người bị thương.
Mưa bão còn khiến trên 8.000 nhà ở bị hư hỏng và nhiều cơ sở hạ tầng điện lưới, thông tin bị ảnh hưởng. Về nông nghiệp, gần 110.000ha lúa, gần 18.000ha hoa màu… bị thiệt hại.
* Chiều ngày 8-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có mặt tại các tỉnh thành Hải Phòng, Quảng Ninh để kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Đây là hai địa phương bị cơn bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng nay.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ, tại hội nghị sáng cùng ngày, Thủ tướng đã chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỉ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra.
Quảng Ninh đã sơ tán gần 3.500 người, Hải Phòng sơ tán hơn 23.500 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn.
Thống kê sơ bộ thiệt hại, Quảng Ninh đã có 3 người chết, Hải Phòng 1 người chết.
Trong số người bị thương do bão thì Quảng Ninh có 157 người, Hải Phòng 13 người. 25 tàu xi măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh.
Trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi chủ yếu ở Quảng Ninh...
Quảng Ninh, Hải Phòng cùng các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng.
Bắc Ninh, Hải Phòng, Cao Bằng và nhiều tỉnh/thành phố vừa tiếp tục thông báo cho học sinh nghỉ học thứ hai, ngày 9-9 để khắc phục hậu quả sau bão số 3.
Sâu đầu đen hoành hành các vườn dừa ở miền Tây
Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker) đang hoành hành và gây thiệt hại nặng nề cho các vườn dừa tại nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.
Loài sâu này, vốn đã từng gây hại cây dừa ở các nước như Ấn Độ, Sri Lanka và Thái Lan, hiện đang có xu hướng lan rộng tại Việt Nam.
Tại Bến Tre, tâm điểm của vùng trồng dừa, tình hình đặc biệt nghiêm trọng. Theo thống kê mới nhất, toàn tỉnh có khoảng 600ha dừa đang bị sâu đầu đen tấn công. Dọc các tuyến đường ở huyện Giồng Trôm và Ba Tri, người ta dễ dàng nhận thấy những vạt dừa bị cháy lá, trơ trọi.
Tại Trà Vinh, hiện có 34,5ha (tương đương 7.626 cây dừa) bị ảnh hưởng, lan rộng ở các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành và thành phố Trà Vinh.
Vĩnh Long cũng ghi nhận 7ha vườn dừa bị tấn công tại huyện Vũng Liêm và Tam Bình. Đáng lo ngại nhất là tình hình ở Tiền Giang, nơi có tới 211ha dừa bị ảnh hưởng, tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Gạo.
Đáng chú ý, vấn đề sâu đầu đen đã tồn tại ở Bến Tre từ tháng 7-2020, khi lần đầu tiên được phát hiện tại huyện Bình Đại trên diện tích 2,4ha. Sau hơn bốn năm, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả và đang có xu hướng lan rộng ra các tỉnh lân cận.
UBND huyện Côn Đảo phạt nhà hàng 65 triệu đồng vì bán ốc quý hiếm
Ốc tai tượng và ốc đụn cái (ốc vú nàng...) - hai loại bị cấm mua bán, đánh bắt.
UBND huyện Côn Đảo ra quyết định xử phạt một nhà hàng 65 triệu đồng vì kinh doanh hai loại ốc nằm trong nhóm thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Theo UBND huyện Côn Đảo, hai loại ốc quý hiếm được phát hiện tại nhà hàng Bến Cảng trên đường Tôn Đức Thắng gồm ốc trai tai tượng vàng nghệ hay ốc đá, có tên khoa học là Tridacna crocea, số lượng 234 con, trọng lượng hơn 80 kg và ốc đụn cái, có tên khoa học là Tectus niloticus, số lượng 40 con, trọng lượng 8,2 kg.
Đây là những loài thủy sản có tên trong nhóm I, danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo nghị định của chính phủ.
Anh Đinh Tiến Long, kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo, cho biết các loại thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như ốc trai tai tượng và ốc đụn được khoanh vùng bảo vệ. Những loài này thường nằm sâu trong các rạn san hô, "muốn khai thác phải đục phá san hô, gây hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái biển", anh Long nói.
Giải pickleball cho người nổi tiếng
Giải pickleball cho người nổi tiếng đã khai mạc tưng bừng ở TP.HCM. Giải năm 2024 khu vực phía Nam quy tụ 40 vận động viên trong giới giải trí đã và đang tập pickleball.
Các đội tham gia thi đấu ở các nội dung: Đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Các VĐV sẽ tranh tài để tìm ra chủ nhân của 12 chiếc cúp và kỷ niệm chương bao gồm: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2 giải ba cho đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.
Bên cạnh đó, ban tổ chức còn có thêm 10 giải phụ bao gồm: Outfit đẹp nhất, khoảnh khắc đẹp nhất, đường banh ấn tượng, fan vote, fair-play, phong cách ăn mừng ấn tượng, hình thể đẹp nhất, tên và khẩu hiệu ấn tượng nhất và 2 giải visual of the game.
Bảo Nam tổng hợp