Lá chắn quan trọng để chống lại biến đổi khí hậu
Liên Hợp quốc khẳng định đã đến lúc thế giới nhìn thấy những hành động cụ thể và đáng tin cậy trên mặt đất,ềucamkếtngănchặnphárừngnhưngmỗinămvẫncónhiềudiệntíchrừngbiếnmấkết quả bóng đá giải nhật dưới hình thức chấm dứt các mô hình khai thác rừng không bền vững.
Rừng bao phủ 30% bề mặt trái đất và là môi trường sống quan trọng của hàng triệu loài, nguồn cung cấp không khí và nước sạch và là lá chắn rất quan trọng để chống lại biến đổi khí hậu.
Theo một nghiên cứu của Liên Hợp quốc, rừng có thể tạo thêm 80 triệu việc làm xanh và giúp 1 tỷ người thoát khỏi đói nghèo. Khoảng 1,6 tỷ người phụ thuộc vào rừng để kiếm sống.
Với chủ đề của Ngày Quốc tế bảo vệ rừng năm nay là “Rừng - sản xuất và tiêu thụ bền vững”, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đầu tư và khai thác hoạt động kinh tế rừng trong khi không ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Có thể nói tầm quan trọng của phát triển và bảo vệ rừng từ lâu đã được thế giới quan tâm. Năm 2015, tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp quốc đã thông qua chính sách phát triển bền vững, xoay quanh 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG), trong đó mục tiêu 15 liên quan đến việc sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên đất liền, quản lý bền vững rừng, chống sa mạc hóa và phục hồi đất suy thoái. Tuy nhiên, nạn phá rừng toàn cầu vẫn tiếp diễn ở mức báo động.
Một nghiên cứu công bố tuần trước trên tạp chí Nature Climate Change báo động Amazon, rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang đến gần tình trạng bị hủy hoại “không thể khắc phục được”, chủ yếu do cháy rừng và nạn phá rừng. Điều này nghĩa là Amazon đang mất dần khả năng phục hồi và đang ở ngưỡng “chết dần.”
Tình trạng này xảy ra khi các yếu tố như hạn hán, cháy rừng, biến đổi khí hậu và phá rừng cùng làm giảm khả năng phục hồi của rừng. Nếu rừng Amazon “chết” có thể gây ra những hậu quả to lớn cho toàn cầu.
Amazon bao phủ phần lớn của Nam Mỹ và là nơi sinh sống của khoảng 25% tổng đa dạng sinh học trên trái đất.
Hơn nữa, cánh rừng này còn là “lá phổi xanh” hấp thu phần lớn CO2 trong khí quyển. Nếu không có “lá phổi” này, nhiệt độ toàn cầu nhất định sẽ tăng lên.
Nếu tính tổng diện tích rừng trên thế giới, lượng CO2 do rừng hấp thụ đủ để bù đắp gấp rưỡi lượng carbon mà nước Mỹ thải ra mỗi năm.
Tuy nhiên, khi rừng bị mất hoặc suy thoái, khí thải carbon mà cây cối đã thu nhận từ khí quyển và lưu trữ trong nhiều thế kỷ sẽ được giải phóng.
Vào năm 2020, 2,5 tỷ tấn CO2 đã được thải lại vào khí quyển do việc mất rừng nhiệt đới.
Ngoài ra, các khu rừng trên thế giới đóng vai trò như "lá chắn" ngăn các bệnh truyền nhiễm từ động vật, có nghĩa là đánh mất rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Trên thực tế, cứ 3 đợt bùng phát các bệnh mới, ví dụ HIV và SARS, thì có 1 đợt liên quan đến phá rừng và các thay đổi sử dụng đất.
Mối quan hệ bền vững giữa khai thác rừng và các mô hình sản xuất tuần hoàn
Một nỗ lực nhằm thúc đẩy khai thác rừng bền vững nhân dịp 21/3 năm nay là Ủy ban Kinh tế Liên Hợp quốc về châu Âu (UNECE) tổ chức sự kiện trực tuyến tập trung vào cách các công ty hàng đầu trong lĩnh vực dệt may và thời trang đang xây dựng mối quan hệ bền vững giữa khai thác rừng và các mô hình sản xuất tuần hoàn, tăng cường tái sử dụng và tái chế nhằm giảm phát thải CO2, chất thải và ô nhiễm.
Rừng cung cấp thực phẩm, nước, chất xơ, dược liệu, nguyên liệu thô cho sản xuất công nghiệp… cho cả thế giới. Nhưng việc tiêu thụ các sản phẩm khai thác từ rừng đang dẫn đến suy thoái rừng và nạn phá rừng trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, Quyết định số 524/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 1/4/2021 chỉ rõ, đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỷ cây xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, đề án 1 tỷ cây xanh là một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, mang lại lợi ích môi trường và kinh tế.
Về mặt kinh tế, việc trồng cây xanh phân tán tại khu vực đô thị và nông thôn, ngoài tác dụng cảnh quan, giải trí, các cây đa tác dụng còn cho sản phẩm là hoa, quả, thực phẩm dược liệu,... góp phần tạo thu nhập tăng thêm từ lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho tiêu dùng thông qua các mô hình nông lâm ngư kết hợp cho người dân tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.
Bên cạnh đó, với 180.000 ha rừng trồng tập trung trong đó có 150.000 ha rừng trồng sản xuất, ước tính tạo ra được khoảng 15 triệu m3 gỗ, củi phục vụ cho tiêu dùng và chế biến, ngoài ra với tổng diện tích 180.000 ha rừng tập trung được trồng mới, dự kiến sẽ hấp thụ khoảng 9 triệu tấn CO2 tương đương, tương ứng với giá trị 4,5 triệu USD.
Về xã hội, việc thực hiện đề án sẽ nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng, phát triển cây xanh trong toàn xã hội, góp phần thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia.
顶: 4697踩: 8Ngày 21/3 năm nay cũng đánh dấu năm thứ 10 thế giới tổ chức Ngày Quốc tế bảo vệ rừng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng. Khai thác và tiêu thụ sản phẩm do rừng mang lại theo cách thân thiện hơn với môi trường, bảo vệ và xây dựng mối quan hệ bền vững với rừng chính là cách để con người có thể hưởng lợi lâu dài từ rừng.
【kết quả bóng đá giải nhật】Nhiều cam kết ngăn chặn phá rừng, nhưng mỗi năm vẫn có nhiều diện tích rừng biến mất
人参与 | 时间:2025-01-25 04:34:56
相关文章
- Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- Điều tiết lợi nhuận của Nhà nước tại DN
- Xuất hiện hàng chục 'ổ voi', 'ổ gà' trên Quốc lộ 1A sau nhiều ngày mưa lớn
- Triệt phá vụ buôn lậu 110.000 viên ma túy đá từ Lào vào Việt Nam
- Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- Chùa Trấn Quốc được bầu chọn là một trong 10 chùa đẹp nhất thế giới
- Đề nghị cưỡng chế công trình vi phạm đất rừng Sóc Sơn
- Xăng sinh học: Đủ tiêu chuẩn lưu hành
- Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- Phản cảm cảnh giẫm đạp lăng tẩm vua chúa
评论专区