Chuyên gia kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 6% thay vì 10% như hiện nay cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và giảm lãi suất cho người mua nhà.
Kiến nghị giảm lãi,ếnnghịgiảmthuếvàlãisuấtđểpháttriểnnhàởxãhộkết quả trận viettel giảm thuế
Ngày 17/11, tại sự kiện “Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt” diễn ra toạ đàm chủ đề “Sở hữu nhà ở xã hội từ giấc mơ đến hiện thực”. Tại đây, các diễn giả đã chia sẻ nhiều thông tin hấp dẫn, nóng hổi về việc phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân, lực lượng vũ trang.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, hiện nay, mức lãi suất 6,6%/năm dành cho người mua nhà ở xã hội là còn cao. Điều này tạo gánh nặng cho người có thu nhập thấp. Hiệp hội Bất động sản TP.HCM rất mong Chính phủ, ngành ngân hàng có thể có những cơ chế ưu đãi để người dân tiếp cận được với những gói lãi suất ưu đãi tốt hơn.
Hiệp hội đề xuất nên áp dụng mức lãi suất từ 3 - 4,8%/năm để người dân “dễ thở” hơn trong việc trả nợ. Bởi với giá nhà ở xã hội như hiện nay, nếu được vay với lãi suất ưu đãi từ 3 - 4,8% thì mỗi tháng, người dân chỉ phải trả từ 5 - 5,5 triệu đồng. Đây là mức chi trả phù hợp với đại đa số người có thu nhập thấp.
Theo ông Châu, hiện nay, có rất đông người dân từ nhiều địa phương đến TP.HCM sinh sống, làm việc có nhu cầu thuê nhà ở xã hội. Thế nhưng, trong suốt 3 năm qua, TP.HCM chỉ hoàn thành được 2 dự án nhà ở xã hội. Trong đó có 1 dự án của Tập đoàn Hoàng Quân. Điều này cho thấy, dự án nhà ở xã hội quá khan hiếm.
Cũng theo ông Châu, hiện nay, TP.HCM có khoảng 1,4 triệu công nhân, người lao động đang thuê nhà. Trong khi đó, các chủ đầu tư nhà trọ đang chịu thuế khoán, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Như vậy, chủ nhà trọ đang bị chịu thuế như chủ một nhà nghỉ hay khách sạn. Đây là điều bất hợp lý khi các chủ nhà trọ đang giải quyết tốt chỗ ở cho người có thu nhập thấp. Chính vì vậy, cần miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT cho các chủ đầu tư nhà trọ và khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho thuê.
“Chúng tôi đề nghị chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cho thuê chỉ phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 6%/năm thay vì 10%/năm như hiện nay. Điều này tạo động lực cho các chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội, tạo nguồn cung nhà ở cho người có thu nhập thấp”,ông Châu nói.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, trước đây, việc thực hiện dự án nhà ở xã hội có nhiều khó khăn, vướng mắc, tập trung vào 5 vấn đề là: quỹ đất, thủ tục, cơ chế, lãi suất và đầu ra thị trường.
Hiện nay, vấn đề vốn, thủ tục, đầu ra thị trường đã được các quy định pháp luật “cởi trói” mạnh mẽ theo hướng phát triển nhà ở xã hội, chỉ còn vấn đề về quỹ đất và lãi suất là doanh nghiệp còn gặp khó. Thời gian tới, cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất sạch để làm nhà ở xã hội cũng hư hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp này.
Phát triển nhà ở xã hội bằng nhiều phương án
Tiến sĩ Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Quân cho biết, thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang rất nỗ lực để chung tay hiện thực hóa Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp.
Các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên làm nhà ở xã hội như Hoàng Quân luôn cố gắng hoàn thành các dự án đã và đang triển khai dù gặp muôn vàn thách thức.
Theo ông Tuấn, làm nhà ở xã hội thì các doanh nghiệp xác định lợi nhuận rất thấp, thậm chí nhiều dự án triển khai xong còn bị lỗ. Tuy nhiên, mục tiêu của việc làm nhà ở xã hội không phải là lợi nhuận mà đó là sự chung tay của doanh nghiệp cùng Chính phủ, địa phương cải thiện chốn an cư cho người dân, giúp họ yên tâm làm việc, công tác, ổn định cuộc sống.
“Trước đây, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản mới có hiệu lực đã dần cởi bỏ những nút thắt cho các đơn vị phát triển nhà ở xã hội. Đây là những chính sách rất nhân văn của Quốc hội, Chính phủ nhằm giúp hàng triệu người dân thu nhập thấp có thể mua hoặc thuê được nhà ở”,ông Tuấn nói.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho biết, trong giai đoạn từ năm 2021 - 2025, Việt Nam cần 1,1 triệu căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ mới đáp ứng được 400.000 căn, tương đương với 36%.
Như vậy, nguồn cung vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu rất lớn. Dự báo, từ 2021 - 2030, Việt Nam sẽ cần tới 2,4 triệu căn nhà ở xã hội.
Do đó, ông Lực kiến nghị các địa phương phải rà soát, thực hiện nghiêm việc quy hoạch quỹ đất, chất lượng công trình dành cho nhà ở xã hội. Đảm bảo dự án nhà ở xã hội được quy hoạch đầy đủ hệ sinh thái liên quan gồm hạ tầng giao thông, trường học, bệnh viện, chợ, siêu thị và nên tập trung thành từng khu riêng biệt. Ngoài ra, cần rà soát lại quỹ đất trong các khu công nghiệp để phát triển nhà ở cho công nhân.
Bên cạnh đó, ông Lực kiến nghị các địa phương cần rà soát các dự án bất động sản, dự án nhà ở xã hội còn vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, cho phép chuyển đổi công năng đối với một số dự án phù hợp. Điều này cũng là chống lãng phí. Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ riêng của từng địa phương, phù hợp với đặc thù của địa phương để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Đối với các doanh nghiệp, ông Lực kiến nghị, doanh nghiệp cần cơ cấu lại hoạt động, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, nợ đáo hạn… để có năng lực tốt nhất nhằm triển khai các dự án; cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ như thuế, phí, tín dụng. Các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa nguồn vốn, sản phẩm để đưa giá bất động sản về mức hợp lý hơn.
ĐẠI VIỆT