【kq tran atalanta】Cần trao quyền cho Khánh Hòa tự tổ chức bộ máy như thành lập Sở Kinh tế biển
ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhắc lại tinh thần của Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị phải thiết kế được các chính sách đặc thù cho Khánh Hòa ở trên ba bình diện: Một là cơ chế đầu tư,ầntraoquyềnchoKhánhHòatựtổchứcbộmáynhưthànhlậpSởKinhtếbiểkq tran atalanta hai là cơ chế tài chính, ba là phân cấp, phân quyền.
Trao năng lực pháp lý hơn là cho cơ chế bằng tiền
“Trong dự thảo nghị quyết chúng ta chỉ thấy bóng dáng của đầu tư và tài chính. Đầu tư tài chính là tỷ lệ phân chia ngân sách. Chúng ta không thể nói tạo ra giá trị bằng cách chuyển tiền từ Trung ương xuống địa phương được. Điều quan trọng là phải tạo cho Khánh Hòa có năng lực pháp lý của chính quyền để tự định đoạt được cách đi cho mình bằng cơ chế thu hút đầu tư”, ĐB Lê Thanh Vân nhấn mạnh.
Vì vậy, ông kiến nghị phải rà soát lại, chỉnh sửa lại nghị quyết theo hướng trao cho Khánh Hòa quyền được quyết định chủ trương đầu tư để thu hút được công nghệ mới, mà không có công nghệ mới, không thay đổi bứt phá được.
Nghị quyết 09 Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2030, Khánh Hòa phải trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và trở thành một cực tăng trưởng miền Trung và Tây Nguyên, tức là một địa điểm kích nổ cho sự phát triển, lan truyền miền Trung và Tây Nguyên.
Theo đó, đầu tư công phải tăng lên và cơ chế đặc thù chính là trao cho Khánh Hòa quyền tự quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng đã được phê duyệt và năng động hơn.
Bên cạnh đó, ĐB tỉnh Cà Mau cũng nhấn mạnh đến quyền được tự tổ chức bộ máy hành chính phù hợp với các tiêu chí quản lý của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
“Tôi nói ví dụ Khánh Hòa có thể tổ chức ra một sở gọi là Sở Kinh tế biển, trên cơ sở rút một bộ phận ở Sở Tài nguyên và Môi trường, một bộ phận ở Sở Công nghiệp, một bộ phận ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoàn toàn tự tổ chức được, năng lực pháp lý và mô hình tổ chức sẽ khác”, ông Vân phân tích.
Đại biểu tỉnh Cà Mau cũng cho rằng, cần có cơ chế cho Khánh Hòa được quyền quyết định nhân sự trên cơ sở phân cấp của Trung ương.
“Ví dụ như Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa, 2 lên, 3 xuống thì trao cho Khánh Hòa được tự quyết định và chịu trách nhiệm trước Trung ương. Trung ương có thể phê chuẩn. Điều đó thu hút được nhân tài thực sự để lãnh đạo, tổ chức thực thi các nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương. Tôi cho rằng cần phải có các cơ chế đặc thù thiên về năng lực pháp lý hơn là cho cơ chế bằng tiền, bằng đầu tư công”, ĐB nhấn mạnh.
Lưu ý bài học kinh nghiệm về sự cố thảm họa môi trường biển
ĐB Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho rằng các cơ chế, chính sách cho tỉnh Khánh Hòa lần này là cần thiết, hợp lý, có tính đột phá cao, nó quan trọng hơn rất nhiều lần so với các giải pháp tăng ngân sách một cách cơ học, nhất là việc cho phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công, chính sách phát triển Khu kinh tế Vân Phong.
ĐB tỉnh Quảng Nam nêu thực tế việc triển khai các dự án đầu tư công hiện nay hầu hết chậm tiến độ, chậm giải ngân là do nguyên nhân vướng giải phóng mặt bằng, người dân khiếu nại, khiếu kiện nhiều cũng từ giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Việc cho phép địa phương tách riêng công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổng thể đối với các dự án Nhóm B sẽ giúp đẩy nhanh thời gian hoàn thiện dự án, giảm chi phí giải phóng mặt bằng và hạn chế việc phải điều chỉnh dự án.
ĐB Phan Thái Bình nhấn mạnh, việc tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công có lợi nhiều hơn.
“Do vậy, tôi đề nghị Quốc hội mạnh dạn cho thí điểm mở rộng cho tất cả các dự án Nhóm B được phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công thành dự án độc lập và do HĐND tỉnh xem xét, quyết định”, ông Bình nói.
Góp ý chính sách phát triển khu kinh tế Vân Phong, ĐB Nguyễn Hải Anh (Đồng Tháp) đề nghị rà soát kỹ hơn danh mục ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư trên quan điểm không đưa vào danh mục những ngành nghề có rủi ro, ảnh hưởng đến môi trường, nhất là môi trường biển và đại dương hoặc những ngành nghề có phát thải khí carbon ở mức cao.
Điều này vừa đảm bảo những định hướng xây dựng Khánh Hòa vừa thực hiện những cam kết của Chính phủ tại COP26 do những giá trị hết sức to lớn của biển và hệ sinh thái biển Khánh Hòa, nhất là vịnh Vân Phong đối với phát triển kinh tế và du lịch.
“Tôi đề nghị Khánh Hòa đặc biệt lưu ý những bài học kinh nghiệm về các sự cố thảm họa môi trường biển đã xảy ra ở một số địa phương khác để có biện pháp chỉ đạo quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ”, đại biểu cảnh báo.
Từ đó, ông đề nghị hết sức cân nhắc việc ủy quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Đại biểu Hải Anh cũng đề nghị bổ sung ưu tiên thu hút các dự án xây dựng khu công viên công nghệ cao, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ về biển và đại dương, chăm sóc sức khỏe hiện đại. Trong đó, bổ sung hạng mục xây dựng các khu công viên giải trí chuyên đề về biển và đại dương để phát huy tối đa lợi thế biển và hệ sinh thái biển đặc biệt độc đáo của Khánh Hòa nhằm phát triển du lịch.
ĐB cũng đề nghị cụ thể hóa hơn những nội dung cam kết cũng như bổ sung các trách nhiệm mang tính ràng buộc đối với các nhà đầu tư chiến lược, nhất là trách nhiệm về bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển và đại dương.
Tìm ra cơ chế vượt trội giúp Khánh Hòa bứt phá
Đại diện cho tỉnh nhà, Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Hà Quốc Trị cho biết, việc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư, là nội dung được Bộ Chính trị chỉ đạo cho Khánh Hòa thực hiện thí điểm chỉ thực hiện dự án Nhóm B lĩnh vực giao thông và thủy lợi.
Trong thời gian 5 năm thí điểm, việc thực hiện chính sách này sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án, đưa dự án sớm đi vào hoạt động, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giúp giảm các yếu tố làm tăng chi phí bồi thường của Nhà nước, không gây mất bình đẳng giữa những người dân nhận bồi thường trước và sau khi triển khai dự án.
Ông Trị cũng khẳng định, các chính sách phát triển Khu kinh tế Vân Phong sẽ tạo sức đột phá, thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Trong quá trình triển khai, cần thực hiện đúng quy trình, thủ tục đề cao trách nhiệm quản lý nhà nước tại địa phương là phù hợp với năng lực quản lý của địa phương, bảo đảm tính minh bạch...
Thay mặt cho Chính phủ, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng xin nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng của các đại biểu và bày tỏ đồng tình với rất nhiều ý kiến là phải có cơ chế, chính sách mạnh hơn đối với Khánh Hòa.
Ông Dũng cho hay, trong quá trình nghiên cứu, Bộ KH-ĐT với tư cách cơ quan chủ trì, đã cùng với tỉnh Khánh Hòa, cùng với các bộ, ngành, kể cả các Ủy ban của Quốc hội, các chuyên gia, các nhà khoa học cũng nghiên cứu rất kỹ và tìm ra những cơ chế vượt trội, mang tính đột phá giúp cho Khánh Hòa có thể bứt phá trong thời gian tới.
Trong đó có 4 chính sách mới phù hợp với tính đặc thù, đặc biệt chủ yếu là phục vụ cho phát triển Khu kinh tế Vân Phong có các tiềm năng nổi trội để phát triển bật lên được.
Thu Hằng
相关文章
'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
Trong kinh doanh, đôi khi chiến thắng thuộc về đối thủ sẽ có lợi hơn cho bạn, điều này tưởng chừng p2025-01-27Vietnamese intellectuals in Japan discuss 'Make in Việt Nam' policy
Vietnamese intellectuals in Japan discuss 'Make in Việt Nam' policyNovember 182025-01-27- Vietnamese-Australian sentenced to 12 years on “terrorism charges”November 12025-01-27
Vietnamese intellectuals in Japan discuss 'Make in Việt Nam' policy
Vietnamese intellectuals in Japan discuss 'Make in Việt Nam' policyNovember 182025-01-27Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
Bảng xếp hạng chất lượng không khí sáng 3/1/2025 theo chỉ số AQI.Cũng tại Hà Nội, có 2 trạm đo ở quậ2025-01-27Defence sector asked to foster science and technology research
Defence sector asked to foster science and technology researchNovember 13, 2019 - 08:082025-01-27
最新评论