【thứ hạng của giải ngoại hạng bahrain】Nỗ lực ứng phó với quy định từ Đạo Luật Nông nghiệp Mỹ

[World Cup] 时间:2025-01-10 23:24:07 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:176次

no luc ung pho voi quy dinh tu dao luat nong nghiep my

Việc đạt được các tiêu chuẩn sản xuất,ỗlựcứngphóvớiquyđịnhtừĐạoLuậtNôngnghiệpMỹthứ hạng của giải ngoại hạng bahrain chế biến cá tra tương đương với Mỹ không hề đơn giản. Ảnh: Trần Việt.

Ở thời điểm hiện tại, Bộ NN&PTNT đang ráo riết phối hợp cùng các DN chuẩn bị các yếu tố cần thiết để trực tiếp làm việc với Mỹ nhằm ứng phó tốt nhất với quy định này.

Cả DN và cơ quan quản lý đều khó

Ngày 25-11-2015, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chính thức thông báo về việc quyết định triển khai Chương trình giám sát đối với loài cá thuộc bộ Siluriformes (theo định nghĩa rộng về cá da trơn có bao gồm cá tra/basa của Việt Nam) nuôi trồng nội địa và NK. Quy định này được triển khai theo yêu cầu của Đạo Luật Nông nghiệp 2014 và chính thức áp dụng từ tháng 3-2016. Các nhà sản xuất trong nước cũng như nước ngoài có giai đoạn chuyển đổi 18 tháng. Trước ngày quy định có hiệu lực, nếu muốn tiếp tục XK sang Mỹ, các nước đang cung cấp sản phẩm cá da trơn cho thị trường này phải cung cấp danh sách các cơ sở đủ điều kiện XK theo quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang XK vào Mỹ.

Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá: Từ trước tới nay việc xem xét cấp Tiêu chuẩn tương đồng cho các nước được phép XK các mặt hàng thịt lợn và thịt gia cầm vào Mỹ, Cục Giám sát an toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) phải mất ít nhất trung bình 8 năm xem xét. Đối với sản phẩm cá lần này, thời gian chuyển đổi đưa ra chỉ là 18 tháng là quá ngắn. Hiện nay, Mỹ là thị trường XK cá tra số 1 của Việt Nam. Quyết định này được đưa ra và có hiệu lực trong thời gian quá gấp sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại thủy sản của hai nước, cộng với việc thuế Chống bán phá giá cao, rào cản thương mại này sẽ khiến XK cá tra sang thị trường Mỹ trong năm 2016 sụt giảm mạnh hơn nữa.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định: Thời gian áp dụng quy định mới rất gấp sẽ gây khó khăn cho DN XK cũng như hệ thống quản lý ở Việt Nam. Trong 18 tháng chuyển tiếp, Việt Nam phải cung cấp các tư liệu để chứng minh có hệ thống quản lý về sản xuất, chế biến cá da trơn tương đồng với Mỹ. “Đây là quan ngại lớn, bởi hệ thống quản lý sản xuất, chế biến cá da trơn của Việt Nam và Mỹ đang có nhiều sự khác biệt”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Không để gián đoạn xuất khẩu

Xuất phát từ lo ngại những khó khăn có thể xảy ra đối với việc XK cá tra, ba sa Việt Nam vào Mỹ khi quy định mới áp dụng, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ phối hợp với VASEP nghiên cứu kỹ các quy định của Mỹ, khẩn trương đưa ra giải pháp, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sản xuất và XK cá tra, ba sa trong nước. Bộ trưởng Phát khẳng định: Nếu quy định, tiêu chuẩn nào còn vênh nhưng phù hợp với thông lệ quốc tế và có cơ sở khoa học thì nhất định phải có sự điều chỉnh.

Dự kiến, từ nay đến ngày 2-3-2016, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với VASEP gửi cho phía Mỹ danh sách các DN có mong muốn tiếp tục XK cá tra, ba sa vào Mỹ, đồng thời cung cấp các hệ thống luật pháp, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam theo yêu cầu của phía Mỹ.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho hay: Bên lề Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tổ chức những ngày đầu tháng 12-2015 tại Paris (Pháp), Bộ trưởng đã trao đổi với Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack, nêu quan ngại của Việt Nam, cũng như thảo luận các giải pháp nhằm tháo gỡ. Theo đó, Bộ trưởng Tom Vilsack đã ghi nhận và khẳng định, việc triển khai quy định mới về cá da trơn của Mỹ sẽ không làm gián đoạn tới hoạt động XK cá tra, cá ba sa của Việt Nam sang Mỹ.

Ông Tom Vilsack cũng cam kết sẽ nỗ lực hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi quy trình sản xuất, giám sát cá da trơn… Nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quy định mới đối với Việt Nam, ông Tom Vilsack sẽ trực tiếp chỉ đạo giải quyết.

Nỗ lực từng bước

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: Ngay sau khi quy định mới được thông báo chính thức, Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban Chỉ đạo ứng phó với quy định đặt ra, do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám làm Trưởng ban. Hiện Ban Chỉ đạo đã tổ chức họp với các đơn vị liên quan như Tổng cục Thủy sản, Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, VASEP và Hiệp hội Cá tra Việt Nam.

Tại cuộc họp, các công việc đã được phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng đơn vị thực hiện. Đối với Tổng cục Thủy sản, nhiệm vụ được giao là rà soát mọi quy định của Việt Nam liên quan tới vấn đề thích ứng, tương đồng với những quy định nêu trong Đạo Luật Nông nghiệp Mỹ về Chương trình Giám sát cá da trơn gồm Nghị định 36/2014/NĐ-CP về chế biến, XK cá tra; quy định VietGAP về cá tra; quy chế sử dụng đàn cá tra bố mẹ được nâng cao giống di truyền; Thông tư về quản lý giống, trong đó có giống cá tra và các Thông tư liên quan đến hóa chất sinh học dùng trong nuôi cá tra.

Bộ NN&PTNT giao cho các đơn vị như Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản… phân tích sự tương đồng đã có trong các quy định kể trên và những quy định nêu trong Đạo Luật Nông nghiệp Mỹ, điểm nào chưa tương đồng có thể giải thích rõ ràng. Ví dụ hiện nay, DN băn khoăn nhất là quy định vận chuyển cá từ nơi sản xuất về nhà máy. Theo Đạo Luật Nông nghiệp Mỹ, cá phải được chở bằng thùng có ôxy, mật độ vừa phải, cá còn sống. Còn ở Việt Nam, lợi thế là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, toàn bộ sản phẩm cá tra đều được vận chuyển bằng thuyền thông thủy từ ao nuôi, qua sông và hệ thống kênh rạch về nhà máy khá thuận tiện, bảo đảm tỷ lệ sống cao.

“Mọi điểm tương đồng đều phải có phân tích, so sánh. Sau khi phân tích mọi yếu tố tương đồng đã có, dự kiến những cái nào phía Việt Nam còn thiếu chưa đáp ứng thì đàm phán để bổ sung, còn quy định nào so với Luật Thương mại hoặc theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là thừa thì Việt Nam cũng sẽ đấu tranh để đảm bảo sự tương đồng. Bộ NN&PTNT đang chuẩn bị cử một đoàn công tác do Thứ trưởng Vũ Văn Tám đứng đầu kết hợp cùng đại diện Bộ Công Thương sang làm việc trực tiếp với phía Mỹ để tranh luận, làm rõ vấn đề”, ông Điền cho hay.

Trong thời kỳ 18 tháng chuyển tiếp, Việt Nam chưa cần phải đảm bảo chất lượng tương đương với quy chuẩn của USDA. Thay vào đó, Việt Nam có thể tiếp tục XK cá tra vào Mỹ với hai điều kiện: Một là, Việt Nam phải nộp danh sách các DN đang XK sang thị trường Mỹ và nhấn mạnh nhu cầu tiếp tục XK cá tra sang Mỹ.

Hai là, Việt Nam phải nộp hồ sơ để FSIS xem xét tiêu chuẩn tương đồng, cho thấy rằng tại Việt Nam, cũng có các luật hoặc các biện pháp pháp lý khác về chế biến cá làm thực phẩm cho người. Hồ sơ này cũng phải cho thấy Việt Nam tuân thủ các quy định của FDA bao gồm HACCP và các thủ tục khác. Việt Nam có thể chứng minh về những biện pháp quản lý việc XK cá và sản phẩm cá trong giai đoạn chuyển tiếp.

Tuy nhiên, Việt Nam phải nộp các loại giấy tờ trước ngày 1-3-2016. Hồ sơ sẽ được FSIS đánh giá. FSIS cũng có thể yêu cầu thêm thông tin hoặc làm rõ. Nếu Việt Nam không gửi đầy đủ tài liệu trước ngày 1-3-2016, cá tra sẽ không được phép NK vào Mỹ sau thời điểm này.

(责任编辑:La liga)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接