当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kqbd europa conference league】Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Cần luật hóa việc phối hợp giữa ngân hàng và cơ quan thuế

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển khá mạnh ở Việt Nam. Ảnh: NM

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển khá mạnh ở Việt Nam. Ảnh: NM

Ông Cao Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng,ậtQuảnlýthuếsửađổiCầnluậthóaviệcphốihợpgiữangânhàngvàcơquanthuếkqbd europa conference league quy định này được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Nhiều nước quy định ngân hàng phải cung cấp thông tin

Để quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, tại khoản 2 Điều 27, dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) có quy định, các ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản (theo định kỳ) của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế. Đề cập đến nội dung này, ông Cao Anh Tuấn cho biết, pháp luật hiện nay cho phép doanh nghiệp có quyền mở nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau. Khi cơ quan thuế xử lý nợ thuế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, thì không biết doanh nghiệp có tài khoản ở những ngân hàng nào. Vì thế, dự thảo có đưa vào quy định các ngân hàng thương mại có sự phối hợp với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế.

Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, qua khảo sát tại nhiều nước trên thế giới cho thấy, các ngân hàng đều có sự phối hợp với cơ quan thuế. Do đó cơ quan thuế có thông tin của tất cả các doanh nghiệp. “Quy định này khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước châu Âu. Tại cơ quan thuế của Pháp, thông tin giao dịch của tất cả các doanh nghiệp tại các ngân hàng ở châu Âu đều được cung cấp cho cơ quan thuế, vì thế cơ quan thuế đều nắm được”, ông Tuấn cho biết.

Cũng tại dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), một nội dung mới so với trước đây, đó là quy định Ngân hàng Nhà nước phải có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Cụ thể là phải xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thương mại điện tử.

Phối hợp quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử

Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) cũng quy định các ngân hàng thương mại phải khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo Tổng cục Thuế, việc đưa quy định này vào dự thảo luật vì hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là một loại hình kinh doanh mới, đang phát triển mạnh ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, vừa đảm bảo ngăn ngừa, phòng chống được các hệ quả tiêu cực của thương mại điện tử, mở rộng cơ sở thu thuế, thì cần phải có các quy định cụ thể, cũng như chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp quản lý thuế đối với hình thức kinh doanh mới này.

Chính vì vậy, dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã bổ sung những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động thương mại theo hướng: xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử, nộp thuế online; bổ sung quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, các tổ chức, đơn vị liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của các tổ chức, cá nhân với cơ quan thuế như: Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an…

“Trong sự phát triển của nền kinh tế số, thì giao dịch xuyên biên giới diễn ra khá phổ biến. Để quản lý thuế đối với hoạt động này, có 2 nội dung rất quan trọng mà cơ quan thuế đã cải cách, đó là thực hiện hóa đơn điện tử và thanh toán qua ngân hàng. Nếu chúng ta không quản lý được 2 vấn đề này, thì sẽ không tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp”, ông Cao Anh Tuấn nói./.


* Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:

Không kiểm soát chính xác luồng tiền, khó thu thuế hiệu quả

Ông Nguyễn Minh Phong
Ông Nguyễn Minh Phong

Hình thức kinh doanh trực tuyến qua các trang web của các công ty nước ngoài như Facebook, Google, Youtube… xuất hiện và phát triển rất nhanh chóng từ nhiều năm nay tại Việt Nam. Doanh thu từ hình thức kinh doanh này ngày càng lớn. Theo các quy định pháp luật, các cá nhân, tổ chức kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào, có phát sinh lợi nhuận đều phải tự kê khai thuế, nộp thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi gian lận thuế. Tuy nhiên, ý thức chủ động tuân thủ pháp luật của một bộ phận chủ thể kinh doanh chưa cao, nên tình trạng thất thu thuế trong lĩnh vực này còn phổ biến.

Bên cạnh đó, việc quản lý thuế đối với hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là cơ quan thuế khó xác định được doanh thu, luồng tiền thanh toán trong các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới.

Để tránh thất thu ngân sách, đồng thời tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, việc kiểm soát và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh qua mạng là yêu cầu rất cần thiết. Theo tôi, cần luật hóa, làm rõ các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể kinh doanh thương mại điện tử. Mặt khác, cũng cần có những quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan để cùng vào cuộc, mà đặc biệt là vai trò của các ngân hàng, bởi chỉ có ngân hàng mới nắm rõ nhất dòng tiền ra, vào trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới...

* Bà Lê Thị Thu Hương, nguyên Phó cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh:

Dữ liệu ngân hàng giúp quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử hiệu quả

Bà Lê Thị Thu Hương
Bà Lê Thị Thu Hương

TP. Hồ Chí Minh là địa phương có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) sôi động nhất cả nước. Thời gian qua, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp chống thất thu thuế đối với lĩnh vực này; qua đó, nhận thấy có hai vướng mắc cần phải xử lý ngay để có thể chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt hiệu quả cao nhất.

Vướng mắc đầu tiên là khó xác định được doanh thu của các đối tượng kinh doanh TMĐT do sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Vướng mắc thứ hai là khó thu thuế nhà thầu đối với các công ty như Google, Facebook… có phát sinh thu nhập tại Việt Nam thông qua việc cung cấp dịch vụ quảng cáo trên các trang mạng này cho các tổ chức, cá nhân trong nước.

Dẫn chứng rõ hơn ở vướng mắc này, nếu căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC thì Google, Facebook… có phát sinh thu nhập tại Việt Nam phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 5% trên thu nhập nhận được. Tuy nhiên, theo Điều 4 của thông tư thì tổ chức, cá nhân Việt Nam trước khi thanh toán tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm khấu trừ thuế nhà thầu để nộp vào NSNN; nhưng trên thực tế phần lớn đều không khấu trừ những khoản thuế này dẫn đến NSNN bị thất thu. Còn nếu cơ quan thuế yêu cầu các cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế để nộp vào NSNN thì không hiệu quả bởi số lượng người cần yêu cầu quá nhiều, lên đến hàng chục nghìn người.

Chính vì thế, để công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đạt hiệu quả cao nhất, cần có quy định tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh TMĐT phải thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán qua ngân hàng). Riêng đối với các dịch vụ TMĐT của các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như dịch vụ đặt phòng trực tuyến, dịch vụ cung cấp trên Google, Facebook..., Ngân hàng Nhà nước cần quy định các ngân hàng thương mại khi thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài cho các tổ chức nước ngoài có nghĩa vụ khấu trừ thuế nhà thầu để nộp vào NSNN.

Đồng thời, cần có quy định thường xuyên cung cấp thông tin dữ liệu về giao dịch của các tổ chức, cá nhân trong nước với các tổ chức nước ngoài và ngược lại để cơ quan thuế nắm và đối chiếu với dữ liệu kê khai thuế. Từ đây, có thể hiểu thông tin dữ liệu giao dịch tài khoản tại các ngân hàng là điểm mấu chốt, là nguồn thông tin hữu hiệu nhất đối với cơ quan thuế trong việc chống thất thu NSNN lĩnh vực TMĐT hiệu quả.

* Ông Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn thuế Trọng Tín:

Quy định ngân hàng định kỳ cung cấp thông tin là cần thiết

Ông Nguyễn Văn Được
Ông Nguyễn Văn Được

Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) vừa đưa ra lấy ý kiến có quy định các ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản (theo định kỳ) của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế. Theo tôi, quy định này rất cần thiết vì thông qua việc cung cấp thông tin tài khoản của các ngân hàng, cơ quan thuế mới nắm được nguồn tiền, cũng như các giao dịch liên quan đến tài khoản đó. Đây là cơ sở để cơ quan thuế có thanh tra, kiểm tra, hoặc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế khi cần thiết. Còn như hiện nay, đôi khi cơ quan thuế có phong tỏa tài khoản cũng không thu được tiền nợ thuế vì không có thông tin đầy đủ về chủ tài khoản.

Một nội dung khác trong dự thảo luật là các ngân hàng thương mại phải khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam. Ngoài cách này, chúng ta cũng có thể áp dụng các giải pháp khác hiệu quả hơn, như: quy định định kỳ các ngân hàng thương mại gửi các giao dịch có liên quan về thanh toán điện tử xuyên biên giới cho cơ quan thuế; yêu cầu các công ty như Facebook, Google, You Tube… phải công khai và đăng ký tài khoản ngân hàng nhận thanh toán khi kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, các ngân hàng thương mại chỉ được chuyển tiền thanh toán theo các tài khoản mà các công ty này đã đăng ký. Đây là cơ sở thông tin hữu ích để cơ quan thuế có cơ sở kiểm tra, giám sát và thu thuế chính xác, minh bạch hơn.

Nhóm PV

分享到: