【xếp hạng giải đức】Sẽ thay đổi về quản lý chuyên ngành hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
时间:2025-01-10 01:44:05 出处:Cúp C2阅读(143)
Sẽ có thủ tục hải quan riêng cho hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử | |
Những yêu cầu về hệ thống khi quản lý giao dịch qua thương mại điện tử | |
Làm rõ nhiều vấn đề về thủ tục hải quan khi giao dịch qua thương mại điện tử |
Công chức Hải quan sân bay Vân Đồn - Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện giám sát hành lý qua hệ thống máy soi. Ảnh: Quang Hùng |
Đây cũng là vấn đề được Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đề xuất và đang lấy ý kiến rộng rãi tại dự thảo Nghị định quy định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Theo Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), tại điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định số 431/QĐ-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, theo đó có giới hạn phạm vi điều chỉnh của đề án, cụ thể: phạm vi điều chỉnh là các giao dịch thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng có thông tin về đơn hàng được gửi trước đến Hệ thống xử lý dữ điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử.
Tại điểm 1 mục IV tờ trình số 186/TTr-BTC ngày 13/10/2020 của Bộ Tài chính đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử, Bộ Tài chính có đề xuất về phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc website thương mại điện tử bán hàng có thông tin về đơn hàng được gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, các Luật về chất lượng có liên quan và các văn bản quy định chi tiết không quy định chính sách riêng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử. Theo đó hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử dù trị giá cao hay thấp thì vẫn phải tuân thủ chính sách như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại thông thường.
Hiện nay, tại khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 có quy định hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng theo trị giá miễn thuế của pháp luật về thuế (hiện theo quy định của pháp luật về thuế, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu).
Theo Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), bản chất hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử chủ yếu là hàng hóa của các cá nhân, phục vụ tiêu dùng, hàng trị giá nhỏ và chủ yếu được các hãng chuyển phát nhanh vận chuyển, làm thủ tục và giao hàng cho khách mua, theo đó để đảm bảo tương đồng với hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh.
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất chính sách ưu đãi về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, riêng đối với hàng hóa xuất khẩu không quy định vì thực tế hàng hóa xuất khẩu ngoài các hàng hóa cấm xuất khẩu, thì về cơ bản hàng hóa xuất khẩu đều được miễn quản lý chuyên ngành (miễn giấy phép, miễn điều kiện xuất khẩu, miễn kiểm tra chất lượng) trừ một số hàng hóa phải kiểm soát chặt chẽ như mặt hàng khoáng sản, văn hóa...
Theo đó tại dự thảo nghị định đã quy định:
1. Ngoài các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử có trị giá hải quan theo từng mặt hàng trong đơn hàng từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc dưới 5.000.000 đồng Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu đơn chiếc (trừ hàng hóa kiểm dịch, hàng hóa thuộc danh mục quản lý của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) được miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành 1 đơn hàng/ngày và không quá 4 đơn hàng/tháng.
2. Các trường hợp miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng trong trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh báo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan”.
Theo Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) nội dung đề xuất trên phù hợp với nội dung tại điểm 3 Điều 1 Quyết định số 431/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng như nội dung mà Bộ Tài chính đã đề xuất tại tờ trình số 186/TTr-BTC.
Ngoài ra, về đối tượng thực hiện các thủ tục liên quan tại cơ quan quản lý chuyên ngành, để thuận lợi trong trường hợp hàng hóa phải xin giấy phép, phải kiểm tra chuyên ngành, thì ngoài trường hợp chủ hàng là người được thực hiện các thủ tục xin giấy phép, kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật hiện hành, tại dự thảo bổ sung thêm trường hợp người khai hải quan là đại lý hải quan, chủ sở hữu sàn sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng (không phải chủ hàng) được thực hiện các thủ tục này tại các cơ quan quản lý chuyên ngành.
上一篇: Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
下一篇: Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
猜你喜欢
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- Nuôi hàng nghìn con rắn hổ mang, người đàn ông miền Tây lãi 1 tỷ/năm
- Điện Biên: Thu nội địa tháng 1/2020 đạt hơn 155,4 tỷ đồng
- PC Đà Nẵng: Khởi công Dự án xây dựng TBA, tăng cường điện phục vụ APEC
- Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- Hải quan tăng cường hợp tác chống buôn lậu các chất làm suy giảm tầng ozon
- Nâng cấp dịch vụ công trực tuyến hải quan cấp độ 3 lên cấp độ 4
- Đặc sắc chương trình chính luận nghệ thuật 'Ánh sao người lính'
- Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ