Học phí cần dựa trên chất lượng
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Trần Đức Quý, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho rằng, tự chủ một phần về tài chính là cơ hội lớn cho nhà trường trong việc nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả hơn.
Đồng thời, khi tự chủ nhà trường có thể tăng nguồn thu thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động sự nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ; huy động được nguồn vốn để đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị thông qua hoạt động liên doanh liên kết… Nguồn thu của nhà trường bao gồm thu từ học phí, thu từ các dịch vụ và ngân sách cấp, trong đó chủ yếu là nguồn thu học phí, chiếm khoảng 77 - 78%...; tiền ngân sách cấp giảm dần qua các năm và còn trên dưới 5%.
Theo PGS Quý, để các trường ĐH có thể tự chủ, cần trao quyền tự chủ về mức thu, đặc biệt là mức học phí, lệ phí. Theo đó, các cơ sở giáo dục ĐH được phép tính đủ chi phí tiền lương, chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc thu đủ bù chi. Đồng thời Nhà nước cần có chính sách tín dụng cho sinh viên, chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho mọi người đều có thể tiếp cận giáo dục ĐH.
Đồng thuận với ý kiến trên, PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh cho rằng, tự chủ tài chính là nhằm đảm bảo cân đối thu, chi, duy trì các hoạt động theo chiến lược đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, nghiên cứu khoa học tại trường. Nguồn thu của trường được tăng cường quản lý, hạn chế thất thu, các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ trên tinh thần tiết kiệm và hiệu quả.
Mức học phí cần dựa trên chất lượng của các trường ĐH. Mặt khác, học phí được tính toán trên cơ sở có thể bù đắp đáng kể các chi phí hoạt động và được điều chỉnh mức học phí theo biến động của nền kinh tế, như vậy sẽ huy động được nguồn lực tài chính lớn và là lời giải bài toán phát triển giáo dục, tương đồng với yêu cầu phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết trong xã hội.
Liên kết, hợp tác để tạo nguồn thu
Theo PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, để học phí không phải là gánh nặng với người học, nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu tự chủ, các trường ĐH cần tận dụng những lợi thế có sẵn của mình để thực hiện các hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học tạo nguồn thu, gia tăng hoạt động gây quỹ từ cựu sinh viên thành đạt.
Đi theo hướng này, PGS.TS Trần Đức Quý cho biết, để tự chủ được về tài chính, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho người học, doanh nghiệp (DN) và xã hội. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chú trọng phát triển các dịch vụ như nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn việc làm, tư vấn du học, đánh giá tay nghề… Đồng thời, huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực đội ngũ thông qua các hoạt động hợp tác liên doanh liên kết…
“Việc hợp tác với các tổ chức, DN trong và ngoài nước những năm gần đây đã giúp trường huy động được nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, đồng thời tạo ra cơ hội nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên và người học tiếp cận được với công nghệ kỹ thuật hiện đại từ khi còn trên ghế nhà trường. Trong giai đoạn 2010 - 2016, nhà trường đã hợp tác với nhiều DN và nhận được các dự án tài trợ, hỗ trợ với tổng giá trị hơn 250 tỷ đồng”, PGS.TS Trần Đức Quý cho biết.
Cũng với mô hình này, ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội cho biết, tự chủ tài chính là một trong những yếu tố quan trọng của tự chủ ĐH, tại Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội, ngoài thu học phí chiếm 50-60% tổng nguồn thu thì thu từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho các DN, từ các hoạt động đào tạo ngắn hạn, đào tạo theo chuyên đề… được phát triển khá mạnh.
“Hiện nay nhà trường đang thực hiện các khóa đào tạo chuyển giao hoàn chỉnh cho các DN dệt may. Ví dụ: Đào tạo và chuyển giao toàn bộ các vị trí trong nhà máy, từ giám đốc cho tới các vị trí quản lý, kỹ thuật các phòng quản lý chất lượng, tổ trưởng tổ sản xuất, tổ dây chuyền… Cách đào tạo trọn gói cho nhà máy đang phát huy nhiều tác dụng đối với cả nhà trường và DN: DN nhận được nguồn nhân lực phù hợp, nhà trường thì thu được nguồn kinh phí bù đắp thêm cho hoạt động của mình”, ông Hiệp chia sẻ.Theo PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, để học phí không phải là gánh nặng với người học, nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu tự chủ, các trường ĐH cần tận dụng những lợi thế có sẵn của mình để thực hiện các hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học tạo nguồn thu, gia tăng hoạt động gây quỹ từ cựu sinh viên thành đạt. Hồng Quyên
顶: 19217踩: 17698
【fiorentina torino】Trường đại học lo tạo nguồn để tự chủ tài chính
人参与 | 时间:2025-01-10 22:31:04
相关文章
- Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- Dự trữ đủ thuốc, thiết bị y tế cho khám, cấp cứu dịp Tết Giáp Thìn 2024
- 100% thí sinh Việt Nam đoạt giải tại các kỳ thi Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế 2023
- Hơn 1,5 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2/2024
- Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- Ra mắt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XIII
- Mỹ sẽ bán công nghệ và nhiên liệu hạt nhân cho Việt Nam
- Lạng Sơn: Mật ong hoa ngũ gia bì Vân Thủy được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
- UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- Khởi công 2 dự án thuộc Quy hoạch bảo tồn Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
评论专区