PV:Ngày 14/4/2023,ạntiềnthuếvàtiềnthuêđấtDoanhnghiệpthêmnguồnvốnpháttriểnsảnxuấaugsburg đấu với köln Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023. Ông đánh giá thế nào về những động thái của Bộ Tài chính trong việc tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành chính sách này để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp?
TS. Đặng Văn Sơn: Có thể nói, hơn 3 năm qua, trước tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong đó, các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế và tiền thuê đất đã đi đúng hướng và tạo động lực để doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, cùng với tình hình kinh tế, chính trị thế giới ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp đang có dấu hiệu sụt giảm từ quý IV/2022 tới thời điểm hiện nay. Trước những khó khăn trên, đây là một động thái rất tích cực và kịp thời. Cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành giấy nói riêng rất vui mừng và đánh giá cao việc Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu, đề xuất Chính phủ tiếp tục ban hành chính sách gia hạn các loại thuế và tiền thuê đất, nhằm tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Tôi cho rằng, chính sách này giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để giải quyết các khó khăn trước mắt về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp sớm phục hồi và phát triển. PV:Theo ông, chính sách trên sẽ tác động ra sao đối với các doanh nghiệp ngành giấy nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế quý I/2023 có dấu hiệu suy giảm và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn?
TS. Đặng Văn Sơn:Nhận thấy những thách thức do ảnh hưởng suy giảm tổng cầu từ các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/1/2023 giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đây là chính sách được cộng đồng doanh nghiệp mong chờ trước tình cảnh sức khỏe doanh nghiệp vẫn còn chịu nhiều tổn thương hậu đại dịch. Tiếp đến, chính sách gia hạn thuế và tiền thuê đất sớm ban hành sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất kinh doanh, từ đó quay lại đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Theo tôi, các doanh nghiệp trong thời điểm này đi vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn, cùng với lãi suất ngân hàng vẫn đang ở mức cao, do vậy doanh nghiệp rất cần nguồn vốn khác và một trong những khoản vốn mà doanh nghiệp có thể có được chính là từ chính sách cho chậm nộp thuế.
Đối với doanh nghiệp ngành giấy, từ quý IV/2022 đến nay đang trong tình trạng khan hiếm đơn hàng, đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì công nghiệp, do tiêu dùng trong nước giảm và tình hình xuất khẩu cũng rất khó khăn. Trong bối cảnh này, các nhà máy đang cố gắng chạy cầm chừng để duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy, nếu được giãn, hoãn hoặc giảm các loại thuế và tiền thuê đất thì như một “chiếc phao cứu sinh” giúp cho các doanh nghiệp có thể cố gắng tiếp tục duy trì sản xuất và có điều kiện tìm kiếm các thị trường mới, các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục khó khăn để phát triển. PV:Từ kinh nghiệm hỗ trợ những năm trước, ông có khuyến nghị gì để chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp được kịp thời, hiệu quả? TS. Đặng Văn Sơn: Tôi cho rằng, trong mọi chính sách, điều quan trọng vẫn là quá trình thực thi. Rút kinh nghiệm từ bài học thực hiện gia hạn tiền thuế và thuê đất các năm trước, cần xem xét, đánh giá các lĩnh vực, doanh nghiệp nào sẽ thuộc đối tượng được hỗ trợ để đem lại hiệu quả tốt nhất. Trong đó, điều quan trọng nhất vẫn là đơn giản hóa thủ tục hỗ trợ về cả thời gian và hồ sơ cho đối tượng được thụ hưởng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho doanh nghiệp mà còn cho cả cơ quan thực thi. Đồng thời, cần rà soát đánh giá hiệu lực, hiệu quả của chính sách sau khi ban hành, qua đó bổ sung, điều chỉnh kịp thời khi có đề xuất kiến nghị từ doanh nghiệp. PV:Xin cảm ơn ông!
|