Chủ động phương thức xúc tiến,ơithôngđầurachosảnphẩmvảithiềkq carabao cup quảng bá sản phẩm
Nhìn vào kế hoạch tiêu thụ vải thiều năm 2022 của Bắc Giang và Hải Dương cho thấy, khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, linh hoạt của chính quyền địa phương, nhất là trong công tác xúc tiến thương mại thì việc tiêu thụ nông sản sẽ thuận lợi hơn.
Năm 2022, dự kiến tổng sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang tiêu thụ trong nước khoảng 108.000 tấn, chiếm tỷ lệ 60%; xuất khẩu khoảng 72.000 tấn, chiếm tỷ lệ 40%. Ông Phan Thế Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, để hỗ trợ bà con tiêu thụ, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã sớm ban hành kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều để các ngành, các địa phương chủ động từ khâu sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ. Theo đó, tỉnh Bắc Giang đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn triển khai sản xuất, chế biến nông sản, vải thiều đáp ứng quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Đồng thời, hướng dẫn tỉnh Bắc Giang thực hiện quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng bảo đảm các điều kiện an toàn thực phẩm; thông tin về hàng rào kỹ thuật và các điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vải thiều vào các thị trường nước ngoài.
Để việc tiêu thụ vải thiều được thuận lợi, các địa phương cũng xác định phải coi trọng khai thác tối đa thị trường trong nước. |
Đặc biệt, mới đây tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại gần 80 điểm cầu, trong đó kết nối 13 điểm cầu quốc tế, gồm các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore, Thái Lan, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Đây là một trong nhiều hoạt động tiêu biểu trong công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm vải thiều của Bắc Giang.
Tương tự Bắc Giang, ngay từ đầu năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã đánh giá và dự kiến sản lượng vải thiều khá lớn, tăng 10% so với năm 2021. Theo Sở NN&PTNT Hải Dương, năm 2022, huyện Thanh Hà trồng khoảng 3.300 ha vải, trong đó có 1.600 ha vải sớm, còn lại là vải chính vụ. Do đó, Sở NN&PTNT Hải Dương đã phối hợp với các sở ngành, tham mưu với UBND tỉnh để ban hành các kế hoạch phục vụ cho sự kết nối, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải thiều. Hiện, Hải Dương đang hoàn thành các công tác chuẩn bị để tới đây, ngày 29/5 tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều và sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hải Dương năm 2022.
Cùng với đó, theo ông Vũ Việt Anh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương, công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh vải thiều đặc sản tinh hoa văn hóa của Hải Dương năm nay có nét mới. Các sự kiện được tổ chức dày dặn, chuyên nghiệp và nâng tầm hơn; hoạt động khai hội và mở vườn cũng phong phú hơn năm trước. Không chỉ dừng lại ở các sự kiện tập trung, từ năm 2021 Sở NN&PTNT Hải Dương đã có kế hoạch cụ thể gặp gỡ, mời các doanh nghiệp về khảo sát, nghiên cứu tính toán phương án tiêu thụ cũng như xuất khẩu vải thiều năm 2022. Vì vậy, năm nay rất nhiều doanh nghiệp về ký hợp đồng. đặc biệt là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia.
Chú trọng thị trường trong nước
Để việc tiêu thụ vải thiều được thuận lợi, các địa phương cũng xác định phải coi trọng khai thác tối đa thị trường trong nước, đổi mới trong việc giới thiệu sản phẩm đối với thị trường nội địa, tập trung vào các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối lớn như Hà Nội, Ðà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Ðồng Nai…
Điển hình, vụ vải năm 2022, Bắc Giang đã sớm trao đổi, kết nối với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, các doanh nghiệp, thương nhân tiêu thụ nông sản trong nước; phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ lớn (Viettel, VNPT…) để tăng cường tổ chức giao dịch mua bán vải thiều trên các nền tảng công nghệ số.
Cơ quan quản lý làm đầu mối hỗ trợ kết nối tiêu thụBà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, đơn vị này sẽ phối hợp với UBND 2 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp bán lẻ để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các mặt hàng nông sản chủ lực tại thị trường nội địa. |
Đại diện các tập đoàn Central Retail Việt Nam, Aoen, Mega Market… cũng cam kết đồng hành cùng người dân các địa phương vùng vải thiều, cử đại diện làm việc với các doanh nghiệp tiêu thụ vải thiều của các địa phương để ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm tại các mã vùng trồng. Ông Jose Mestre, - Giám đốc thu mua hệ thống Siêu thị Go! (Tập đoàn Central Retail Việt Nam) cho biết, tập đoàn đã ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh Bắc Giang về đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2022. Trên cơ sở đó đơn vị này cũng cam kết đẩy mạnh việc tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2022 trên tất cả các kênh phân phối, bán lẻ của tập đoàn. Central Retail sẽ dành những vị trí đẹp nhất trong hệ thống siêu thị GO! Big C, Tops Market trưng bày trái vải sao cho bắt mắt, áp dụng hàng loạt chương trình kích cầu mua sắm đặc biệt hấp dẫn để trái vải được tiêu thụ thuận lợi nhất.
Đối với tỉnh Hải Dương, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, trong tháng 6 và tháng 9/2022 sẽ có các sự kiện được tổ chức ở các tỉnh, thành phố, trong đó có Tuần lễ vải thiều tổ chức tại Hà Nội. Bên cạnh đó, tỉnh Hải Dương cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông để đẩy mạnh truyền thông về chất lượng vải thiều đưa đi các tỉnh xúc tiến thương mại.
Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) nhận định, thời điểm hiện tại, ngành Nông nghiệp nước ta không gặp áp lực tăng nào từ nguồn cung, sản lượng các loại nông sản, hoa quả tương đương cùng kỳ năm trước. Vì vậy, để giải bài toán tiêu thụ nông sản nói chung, sản phẩm vải thiều nói riêng, ông Nguyễn Quốc Toản đề xuất tăng hàm lượng, chất lượng chế biến nông sản, cũng như đẩy mạnh những hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đa dạng hóa thị trường.
"Người dân phải chủ động nghĩ đến thị trường tiêu thụ ngay từ khi tổ chức sản xuất, canh tác, song song với công tác nâng cao năng lực chế biến, bảo quản; đồng thời nâng cao nhận thức về việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - ông Toản nói.