Đây là đánh giá của HSBC trong báo cáo về Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) tháng 11 của Việt Nam. Kết quả khảo sát của HSBC cho thấy,áđầuvàogiảmsảnxuấtcảithiệnmạnhtrongtháđội hình lille osc gặp marseille có sự cải thiện đáng kể nhất về điều kiện kinh doanh trong thời gian 5 tháng qua.
Sản lượng ngành sản xuất ở Việt Nam trong tháng 11 đã tăng tháng thứ mười bốn liên tiếp, với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 4.
Theo các doanh nghiệp, sản lượng cao hơn là do nhu cầu khách hàng được cải thiện. Giá cả cạnh tranh và sản phẩm chất lượng tốt được cho là nhân tố chủ yếu để bảo đảm cho lượng đơn đặt hàng mới từ cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giá cả đầu vào đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 12-2012. Chi phí đầu vào thấp hơn đã góp một phần vào việc giảm giá cả đầu ra tháng thứ hai liên tiếp khi các công ty chuyển phần chi phí tiết kiệm được sang cho khách hàng. Tốc độ giảm giá ở mức nhanh nhất trong gần một năm rưỡi qua.
Cùng với việc giá đầu vào giảm, kế hoạch tăng dự trữ hàng tồn kho đã làm tồn kho hàng mua tăng kỷ lục kể từ khi chỉ số được theo dõi. Mặc dù nhu cầu hàng hóa đầu vào tăng lên, thời gian giao hàng của nhà cung cấp trong tháng 11 tiếp tục được rút ngắn nhờ sự cải thiện khả năng cung ứng và năng lực dự phòng của các nhà cung cấp.
Theo các chuyên gia của HSBC, với chi phí nhân công thấp hơn so với Trung Quốc, ngành sản xuất của Việt Nam đang giành được thị phần trên thế giới. Trái ngược với các nước trong khu vực, sản lượng của Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trong thời gian tới. /.
Hoàng Yến