Thị trường trong nước - động lực phát triển kinh tế
Hệ thống bán lẻ không chỉ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,ệpViệtnângcaochấtlượngvàtráchnhiệmxãhộitronghànghóatiêudùket qua bong da a tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Theo ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. “FTA không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực đổi mới trong hệ thống bán lẻ,” ông Chinh nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) nhận định: “Thị trường hàng hóa tiêu dùng Việt Nam đang phát triển sôi động với sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và các kênh phân phối hiện đại, đặc biệt là thương mại điện tử. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh khốc liệt, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện trách nhiệm xã hội đã trở thành yêu cầu tất yếu.”
Bà Thủy cho rằng, trách nhiệm nâng cao chất lượng hàng hóa trước tiên thuộc về doanh nghiệp, các doanh nghiệp không chỉ là nơi tiếp nhận, chế biến, cung cấp sản phẩm, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tiêu chuẩn chất lượng và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Để nâng cao chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Đồng thời, việc áp dụng, duy trì và cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng toàn diện là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất.
Doanh nghiệp cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Ảnh minh họa
Hiện nay, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO: ISO 9001: 2015 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được công nhận và thực hiện nhiều nhất trên thế giới. Ngoài ra, ISO 22000 (quản lý an toàn thực phẩm), ISO 14000 (hệ thống quản lý môi trường), ISO 13485 (hệ thống quản lý chất lượng cho các thiết bị y tế), ISO 19011 (quản lý kiểm toán Hệ thống), ISO / TS 16949 (hệ thống quản lý chất lượng cho các sản phẩm liên quan đến ô tô)... và các tiêu chuẩn như: HACCP, Global GAP, BRC, HALAL, Organic EU, BSCI, … chính là công cụ tạo thuận lợi và giá trị cho doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nghiệp phải hành động một cách có đạo đức, bảo vệ môi trường và thực hiện các chương trình hỗ trợ cộng đồng. Khi làm được điều này, Doanh nghiệp không chỉ khẳng định vị thế của mình ở thị trường nội địa mà còn vươn xa ra thị trường quốc tế.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt đã tiên phong áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào sản xuất. Công ty Cổ phần Trà Bắc đã tích hợp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015, tiêu chuẩn HACCP vào sản xuất kinh doanh than hoạt tính, than đá Athracite, than BBQ; xơ dừa, thảm xơ dừa, cơm dừa sấy khô.
Hay công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre với mục tiêu đáp ứng ko chỉ tiêu chuẩn trong nước mà còn tạo dựng được uy tín với thị trường có yêu cầu khắt khe, mang tính đặc thù như Mỹ, Châu Âu, các nước hồi giáo, Do Thái ... đã đầu tư áp dụng hiệu quả các tiêu chuẩn tiên tiến: BRC, HALAL, Organic EU, IFS ...
Hoặc TH True Milk áp dụng các tiêu chuẩn ISO 22000 (quản lý an toàn thực phẩm), Global GAP (thực hành nông nghiệp tốt), và ISO 14001 (quản lý môi trường) trong sản xuất sữa tươi và các sản phẩm từ sữa.
Đồng lòng vì thị trường tiêu dùng bền vững
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm. Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra hàng loạt giải pháp phát triển thị trường trong nước và khuyến khích doanh nghiệp cạnh tranh bền vững.
Theo bà Thủy, bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý, cần có cơ chế giám sát và chế tài mạnh mẽ để đảm bảo sự minh bạch trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, Nhà nước cần xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại, giảm thiểu tác động môi trường và nâng cao trách nhiệm xã hội.
Người tiêu dùng có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng. “Tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản phẩm xanh và bền vững không chỉ bảo vệ sức khỏe của chính mình mà còn khuyến khích doanh nghiệp cải tiến, thực hiện trách nhiệm xã hội,” bà Thủy chia sẻ.
Người tiêu dùng cần chủ động yêu cầu thông tin minh bạch về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và sử dụng quyền này để bảo vệ mình trước những sản phẩm kém chất lượng. Đồng thời, tham gia các phong trào như tiêu dùng xanh hay bảo vệ người tiêu dùng sẽ tạo sức ép tích cực, buộc doanh nghiệp phải thay đổi.
Người tiêu dùng chỉ sử dụng các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng. Ảnh minh họa
Việc nâng cao chất lượng hàng hóa gắn với trách nhiệm xã hội không chỉ là yếu tố giúp doanh nghiệp Việt khẳng định vị thế trên thị trường nội địa mà còn là chìa khóa mở rộng ra thị trường quốc tế.
Với sự quyết tâm của doanh nghiệp, sự hỗ trợ từ chính sách Nhà nước và vai trò chủ động của người tiêu dùng, thị trường hàng hóa tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội vươn lên, trở thành biểu tượng của chất lượng, đạo đức và phát triển bền vững trong khu vực và thế giới.
Duy Trinh
顶: 81踩: 165
【ket qua bong da a】Doanh nghiệp Việt nâng cao chất lượng và trách nhiệm xã hội trong hàng hóa tiêu dùng
人参与 | 时间:2025-01-11 16:46:53
相关文章
- PM offers incense in tribute to late government leaders
- Sẽ thu hồi giấy phép hoạt động điện lực của Thủy điện Thượng Nhật
- Một Hội An bình yên, thân thuộc qua “Người bạn đường du lịch văn hóa Hội An”
- Tiếp thêm nghị lực với đêm gala “Trạm yêu thương”
- Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- Ông Võ Văn Thưởng: 'Chiến lược phát triển sách quốc gia là đề nghị hay'
- Ca sĩ Khánh Linh và Thu Phượng với MV mới “Ước mơ của mẹ”
- Phẫn nộ những youtuber, tiktoker câu view bất chấp
- Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- Những “bông hồng thép”
评论专区