【ket qua romania】Xu hướng chọn hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp PPP

时间:2025-01-11 17:15:43 来源:Empire777

Đây là chủ để được trao đổi,ướngchọnhòagiảithươngmạiđểgiảiquyếttranhchấket qua romania thảo luận tại hội thảo “Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp hợp đồng đối tác công tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng: Kinh nghiệm Việt Nam, thực tiễn quốc tế và định hướng chính sách”, do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ủy ban Trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB) phối hợp tổ chức ngày 4/7, tại Hà Nội.

Thu hút đầu tư tư nhân phát triển cơ sở hạ tầng

Ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI cho biết, thời gian qua, Việt Nam đang thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ với nhiều “điểm sáng” như kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều thành tích ấn tượng trong xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài… Chính vì vậy, nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng… để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tăng lên rất nhanh.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam hiện đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập trung bình, nên cơ cấu các nguồn vốn vay cũng thay đổi, các khoản vay ưu đãi ít đi và các khoản vay thương mại nhiều hơn. Mặt khác, ngân sách nhà nước có hạn, do đó việc huy động nguồn lực từ xã hội là một giải pháp cần thiết và tất yếu.

Cũng theo ông Phòng, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư theo hình thức PPP đã được áp dụng tại Việt Nam và đã khẳng định đây là một giải pháp hiệu quả để thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân.

Theo số liệu từ Chính phủ khi tổng kết về tình hình thực hiện dự án PPP, tính đến thời điểm tháng 1/2019, cả nước đã có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng (trong đó có 140 dự án áp dụng loại hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), 188 dự án áp dụng loại hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) và 8 dự án áp dụng các loại hợp đồng khác), với tổng số vốn huy động được lên đến hơn 1.600.000 tỷ đồng.

PPP
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần

Đồng quan điểm trên, bà Vũ Quỳnh Lê – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cũng nhận định, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là theo hình thức PPP. Các công trình, dịch vụ có được từ các dự án PPP đã góp phần tích cực hoàn thiện chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị..., kịp thời giải quyết các nhu cầu bức xúc về dịch vụ công của người dân và nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu đối với sản xuất trong nước. Chính yếu tố này đã tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân.

“Hiện Bộ KH&ĐT cũng vừa mới công bố dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), có những nội dung về PPP, xin ý kiến góp ý rộng rãi, để hoàn thiện trình Chính phủ. Đây là khung khổ pháp lý hết sức quan trọng để thúc đẩy hơn nữa dòng vốn đầu tư của tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng” – bà Lê cho biết thêm.

Cần giải quyết kịp thời các tranh chấp

Ông Đỗ Trọng Hải – Giám đốc Công ty Luật Bizlink cho biết, trong quá trình thực hiện dự án PPP có thể phát sinh nhiều tranh chấp như tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án, tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau, hay tranh chấp giữa nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án với người dân…

Trong đó, tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư có thể liên quan đến dự toán đầu tư, thời gian thu hồi vốn và mức phí, giải phóng mặt bằng, vị trí đặt trạm BOT, quyết toán dự án…

Trong khi đó, tranh chấp trong mối quan hệ giữa các bên: Nhà nước, nhà đầu tư và người dân thường liên quan đến mức phí, vị trí đặt trạm BOT, đối tượng chịu phí, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… “Những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện dự án PPP cần phải được các bên liên quan tìm cách tháo gỡ, xử lý kịp thời để tránh nguy cơ leo thang tranh chấp, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh chung của đất nước” – ông Hải nói.

Đồng quan điểm trên, ông Phan Trọng Đạt – Phó Tổng Thư ký VIAC cho biết, khi xảy ra tranh chấp trong các hợp đồng PPP, các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp bằng nhiều hình thức khác nhau như sử dụng tòa án, trọng tài thương mại hay hòa giải thương mại. Trong đó, theo ông Đạt, hiện nay, sử dụng trọng tài thương mại hay hòa giải thương mại đang là xu hướng được lựa chọn ngày càng phổ biến và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực hiện dự án PPP.

“Sử dụng phương án trọng tài thương mại hay hòa giải thương mại có rất nhiều ưu điểm như: tính bảo mật cao, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí… Bởi vậy, rất nhiều kinh nghiệm tốt từ các nước trên thế giới cho thấy, cách tiếp cận, ưu tiên xử lý tranh chấp PPP bằng hình thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại là lựa chọn hiệu quả, giảm khả năng các tranh chấp PPP bị đẩy thành các vụ kiện về đầu tư theo các hiệp định bảo hộ đầu tư hoặc các hiệp định thương mại tự do mới” – ông Đạt nhấn mạnh./.

Diệu Thiện

推荐内容