Nỗ lực đốc thúc Ít ngày trước phiên khai mạc Kỳ họp thứ bảy,ỡđiểmnghẽnđưavốnvàonềnkinhtếbxh bong da tay ban nha Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đi đốc thúc giải ngân vốn đầu tưcông tại một số dự án trọng điểm tại tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Các dự án mà Đoàn công tác đến để đốc thúc bao gồm Dự án Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (giai đoạn II), Dự án Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hoá) đến Cửa Lò (Nghệ An). Một trong hai dự án này có ý nghĩa quan trọng trong liên kết vùng Bắc Trung bộ, đặc biệt là hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Dự án còn lại là dự án nhóm A, là công trình trọng điểm, có tính cấp thiết và hiệu quả thiết thực đến nhân dân trong tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ. Bởi thế, điều Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng quan tâm là làm sao đẩy nhanh tiến độ của các dự án này. Đánh giá cao các dự án đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc, đặc biệt là Dự án đường ven biển - dự kiến có thể hoàn thành nền đường trước ngày 30/8/2024, Bộ trưởng yêu cầu nhà thầuhuy động tối đa nhân lực, vật tư, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại, bảo đảm chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật… “Phải làm sao sớm đưa dự án vào khai thác, tạo kết nối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và của vùng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói. Trong khi đó, nhiều địa phương khác trong cả nước cũng đang nỗ lực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Hải Phòng là một trong những ví dụ. Do tới hết tháng 4/2024, giải ngân vốn đầu tư công của địa phương này mới đạt 2.900 tỷ đồng, bằng 14,88% kế hoạch được HĐND giao, lãnh đạo Thành phố đã yêu cầu các chủ đầu tư, các quận, huyện đẩy nhanh giải ngân, phấn đấu đến hết tháng 5/2024 đạt 25-30% kế hoạch vốn được giao. Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, ông Lê Anh Quân đã chỉ đạo UBND các quận, huyện, các chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân của Thành phố nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong nhiều năm nay, đặc biệt là trong năm 2023 và những tháng đầu năm nay đã được đẩy mạnh. Nhờ vậy, giải ngân vốn đầu tư công đã đạt được kết quả tích cực. Trong báo cáo được gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết, năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công là “điểm sáng”, với tỷ lệ giải ngân đạt 93% kế hoạch, còn số tuyệt đối cao hơn khoảng 132.000 tỷ đồng so với năm 2022; qua đó đưa một lượng vốn lớn ra nền kinh tế, giải quyết đầu ra cho nhiều ngành, lĩnh vực, tạo việc làm, hỗ trợ tăng trưởng, sản xuất - kinh doanh. Trong khi đó, 4 tháng đầu năm nay, giải ngân vốn đầu tư công đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2023 (15,65%). Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao việc vốn đầu tư công được giải ngân tích cực. “Một lượng vốn lớn đã được đẩy ra nền kinh tế, hỗ trợ cho tăng trưởng”, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận xét. Đưa nhanh vốn ra nền kinh tế Một lượng vốn lớn đã được đưa vào nền kinh tế và một phần nhờ vậy, kinh tế Việt Nam mới đạt tốc độ tăng trưởng 5,05% trong năm ngoái và 5,66% trong quý I năm nay. Nhận định về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, điều quan trọng là cùng với giải ngân được đẩy mạnh, nhiều dự án hạ tầng quan trọng của quốc gia đã được khởi công xây dựng và hoàn thành, như Nhà ga T2 - Cảng hàng không Phú Bài, Cảng hàng không Điện Biên, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Vĩnh Tuy 2… “Kết quả năm 2023 là hết sức ấn tượng, chúng ta có thể hài lòng so với mục tiêu đề ra. Bước sang năm 2024, yêu cầu về các động lực thúc đẩy tăng trưởng tăng mạnh hơn, nhanh hơn; trong đó đầu tư công cũng vậy”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói và cho biết, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt để giải ngân đầu tư công. Và đó là lý do vì sao, sau 4 tháng, giải ngân đã cao hơn năm ngoái cả về tỷ lệ và con số tuyệt đối. Câu chuyện thú vị cũng đã được Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói tới, bởi năm ngoái, lượng vốn đầu tư công rất cao, do có vốn từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội. Năm nay, vốn thấp hơn nhưng giải ngân còn cao hơn và điều này cho thấy, các nỗ lực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đã phát huy hiệu quả. Thậm chí, điều khiến Thứ trưởng Trần Quốc Phương lo lắng, đó là với tiến độ như hiện nay, năm nay, có thể xảy ra tình huống thiếu vốn. Đây là điều hiếm thấy, bởi lâu nay, trong giải ngân đầu tư công, luôn có nỗi lo về việc “có tiền mà không tiêu được”. “Ước tính, năm nay chúng ta có thể thiếu hơn 100.000 tỷ đồng. Điều này đã được chúng tôi báo cáo Chính phủ và đang nghiên cứu phương án xử lý tình huống trên. Chủ trương chung là huy động mọi nguồn lực để bổ sung cho giải ngân vốn đầu tư công. Điều chỉnh, hài hòa nguồn lực là rất quan trọng”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh. Bên cạnh việc chuẩn bị cho tình huống thiếu vốn, các vấn đề liên quan đến xử lý các tình huống phát sinh, ví dụ trong giải phóng mặt bằng, va chạm trong đền bù cho người dân… cũng đã và đang được lường trước để có thể nhạy bén xử lý. Khi báo cáo lên Quốc hội, Chính phủ cho biết, hiện có tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, nhất là vật liệu đắp đường (đất, cát) và tăng giá nguyên vật liệu, có thể ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia. Công tác giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án vẫn còn vướng mắc. Chính vì vậy, tới đây phải tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, các tuyến đường cao tốc, đường ven biển và các dự án quan trọng quốc gia. “Năm 2024, chúng ta phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao. Vì thế, phải tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án; kiên quyết loại bỏ những dự án không thật sự cần thiết, điều chuyển vốn từ các dự án không giải ngân được sang các dự án có khả năng giải ngân, không để lãng phí, kém hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng băn khoăn khi một số công trình, dự án còn chậm tiến độ; một số dự án trọng điểm, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Nam bị thiếu cát san lấp, ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như việc giải ngân vốn đầu tư công. “Cần khắc phục tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và 3 chương trình mục tiêu quốc gia; huy động và sử dụng hiệu quả khoản vay ODA cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và giải pháp thiết thực, hiệu quả đẩy mạnh phát triển các dự án kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công - tư”, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ quan điểm. |