Người cao tuổi tiếp tục tham gia vào lực lượng lao động có thể nhận định bóng đá pháp hôm nay" />
 

【nhận định bóng đá pháp hôm nay】Dân số già hóa ở châu Á: Thách thức và cơ hội

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 23:56:13 评论数:
leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
 Người cao tuổi tiếp tục tham gia vào lực lượng lao động có thể mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Ảnh minh họa: NHK/Laodong

Dân số già ngày càng tăng

Tỷ lệ dân số trong “tuổi phụ thuộc” - biểu thị tỷ lệ người dưới 15 tuổi và trên 64 tuổi so với nhóm dân số đang trong độ tuổi làm việc, đã tăng đều ở 19/46 nền kinh tế đang phát triển trong khu vực trong thập kỷ qua. Xu hướng này đảo ngược sự suy giảm đã thấy trong suốt thế kỷ, dữ liệu từ Thống kê cơ bản năm 2023 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chỉ rõ.

Cụ thể, tại Thái Lan, tỷ số nhóm tuổi phụ thuộc đã tăng từ 38,8 năm 2012 lên 43,5 năm 2021, trong khi ở Trung Quốc, tỷ số này đã tăng từ 37,6 lên 44,5 trong cùng kỳ. Điều đó cho thấy xu hướng này dường như phổ biến hơn ở các nước có thu nhập trung bình và cao, thay vì dựa trên khu vực.

Thật vậy, sự thịnh vượng thường kéo theo sự suy giảm nhân khẩu học. Một số quốc gia châu Á hiện đang phải vật lộn với tình trạng dân số ngày càng giảm. Sự kết hợp giữa tỷ suất sinh thấp và tỷ số tuổi phụ thuộc tăng lên cho thấy sự gia tăng đáng kể của nhóm dân số cao tuổi.

Triển vọng Dân số Thế giới năm 2022 của Liên Hiệp Quốc cũng xác nhận xu hướng này. Tỷ lệ người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) so với dân số trong độ tuổi lao động đang tăng nhanh trong khu vực. Tại Trung Quốc và Sri Lanka, tỷ lệ này đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2000. Trong cùng kỳ ở Thái Lan, con số đó tăng mạnh từ 8,7 lên 20,8. Các nền kinh tế lớn khác của châu Á, cũng cho thấy tỷ lệ tuổi phụ thuộc tăng nhanh.

Sự thay đổi nhân khẩu học này không hẳn là nguyên nhân gây lo ngại. Tỷ lệ sinh thấp hơn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cải thiện và chế độ ăn uống tốt hơn, tất cả đều dẫn đến tuổi thọ cao hơn, là những chỉ báo về tiến bộ kinh tế và xã hội. Như vậy, thách thức chính nằm ở việc quản lý các áp lực liên quan đến sức khỏe, chăm sóc xã hội, lương hưu, an ninh lương thực và hệ thống tài chính khi nhóm dân số già ngày càng tăng.

Cơ hội và thách thức

Theo các chuyên gia của ADB, điều quan trọng là phải thiết lập các hệ thống hưu trí toàn diện và đảm bảo phạm vi bao phủ rộng rãi khi dân số khu vực này già đi. Hệ thống hưu trí phù hợp không chỉ giúp người cao tuổi thoát nghèo mà còn góp phần tăng tiết kiệm – một yếu tố quan trọng để duy trì đà tăng trưởng kinh tế ở các xã hội già hóa.

Thật không may, các chế độ lương hưu hiện tại ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhóm dân số cao tuổi hiện tại, chứ chưa nói đến dòng người nhập cư sắp tới. Ở nhiều quốc gia, chưa đến 50% dân số trong độ tuổi lao động được hưởng lương hưu.

Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình có thể hỗ trợ đầy đủ cho nhóm dân số cao tuổi trong nửa sau của thế kỷ này. Các chính sách cần phải được đưa ra để tối đa hóa sự đóng góp kinh tế và xã hội của những công dân lớn tuổi, và điều này có thể không đơn giản chỉ là kéo dài số năm làm việc của họ.

Các tiến bộ công nghệ đòi hỏi người lao động lớn tuổi phải cập nhật kỹ năng. Do đó, các chính sách khuyến khích học nghề suốt đời, đặc biệt là những chính sách dành cho học viên lớn tuổi, có thể mang lại lợi ích. Ngoài ra, việc tăng cường các dịch vụ y tế và chăm sóc phòng ngừa để đảm bảo cho người cao tuổi khỏe mạnh và năng động trong công việc là rất quan trọng. Đồng thời, sử dụng công nghệ để nâng cao năng suất của lao động cao tuổi và sắp xếp họ vào những công việc phù hợp cũng có thể là một lợi thế.

Trong khi giảm sự phụ thuộc của xã hội vào số lượng người cao tuổi ngày càng tăng bằng cách kéo dài thời gian làm việc của họ là một chiến lược, thì một chiến lược khác là công nhận lực lượng lao động mới này như một “tài sản kinh tế tiềm năng”. Nếu “lợi tức nhân khẩu học” đề cập đến sự gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, thì “lợi tức bạc” ám chỉ việc tăng tuổi thọ và kéo dài thời gian làm việc được xem như những nguồn tăng trưởng tiềm năng trong các xã hội già hóa. Nhiều chuyên gia thậm chí còn lạc quan rằng dân số già có thể mang lại “lợi tức bạc” kinh tế, có thể chống lại sự sụt giảm “lợi tức nhân khẩu học”.

Theo một nghiên cứu gần đây, tình trạng thiếu lao động do già hóa dân số phần lớn được bù đắp bằng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao hơn của những người lao động lớn tuổi. Tuổi thọ cao hơn, tăng đầu tư vào vốn con người và mở cửa thương mại rộng rãi hơn làm tăng hiệu quả khi người cao tuổi tham gia lực lượng lao động nhiều hơn.

Tuy nhiên, mối quan tâm chính là việc ngày càng có nhiều lao động cao tuổi trong nền kinh tế thường không đủ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, do sự gia tăng số lượng lao động lớn tuổi thường ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng kinh tế chung.

Do đó, việc duy trì tăng trưởng trong các xã hội già hóa có thể cần đến các chính sách giải quyết vấn đề năng suất lao động. Điều này bao gồm đầu tư vào vốn và công nghệ, cũng như phát triển nguồn nhân lực, để có thể đảm bảo khả năng tham gia vào nền kinh tế của người cao tuổi có thể ngang bằng với những người trẻ hơn.