当前位置:首页 > La liga > 【kq vleague】Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

【kq vleague】Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

2025-01-24 23:19:11 [Cúp C2] 来源:Empire777

Nộp ngân sách trên 2.632 tỷ đồng qua thanh tra,ựchànhtiếtkiệmchốnglãngphíđangtrởthànhnhiệmvụtrọngtâmxuyênsuốkq vleague kiểm tra

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) không chỉ là việc hô hào khẩu hiệu, ngay từ đầu năm 2023, Bộ Tài chính đã tích cực triển khai thực hiện các đề án được giao theo kế hoạch đã đề ra.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) và phân bổ ngân sách trung ương năm 2023, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch và dự toán NSNN năm 2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2022/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2023 và hoàn thành việc thông báo nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2023 cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đảm bảo thời hạn quy định của Luật NSNN. Theo đánh giá từ Bộ Tài chính, công tác phân bổ, giao dự toán NSNN của các bộ, cơ quan trung ương cơ bản đáp ứng yêu cầu, đúng chính sách, chế độ quy định và trong phạm vi dự toán được giao. Hội đồng nhân dân của 63 tỉnh, thành phố đã quyết định dự toán NSNN năm 2023 của địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực thực hiện chương trình, bảo đảm đáp ứng kinh phí đầy đủ, kịp thời cho các nhiệm vụ chi NSNN nói chung và thuộc chương trình nói riêng, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.

Kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công góp phần chống lãng phí.
Kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công góp phần chống lãng phí.

Bám sát Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo ngành Thuế, Hải quan tăng cường công tác quản lý thu; tập trung rà soát, nắm chắc đối tượng và nguồn thu ngân sách trên địa bàn; kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn việc trốn thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá…

Để nguồn vốn ngân sách được chi trả cho đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy hiệu quả nguồn vốn, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tăng cường công tác kiểm soát chi, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư. Thông qua công tác kiểm soát chi, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/2/2023, hệ thống KBNN đã thực từ chối thanh toán theo đúng quy định 238 món chi với tổng số tiền 47,8 tỷ đồng (trong đó có 196 món chi thường xuyên với tổng số tiền 10,1 tỷ đồng và 42 món chi đầu tư với tổng số tiền 37,7 tỷ đồng).

Đặc biệt, để nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính nhà nước, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi từ NSNN, Bộ Tài chính đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát NSNN nhằm xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, gây lãng phí NSNN. Trong 2 tháng đầu năm, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 11.365 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 146.122 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan; kiến nghị xử lý tài chính trên 17.489 tỷ đồng; số tiền đã thu nộp về cho NSNN trên 2.632 tỷ đồng.

Thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực nhạy cảm

Có thể thấy, công tác THTK, CLP đã được các bộ, ngành, địa phương rất quan tâm trong thời gian gần đây. Theo đó, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP năm 2023 (tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg), các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc triển khai thực hiện, đưa THTK, CLP trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt tại đơn vị mình để mang lại hiệu quả thực chất nhất.

Tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, công tác quản lý, mua sắm tài sản công tại các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chuyển biến, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm. Bộ Tài chính đã rà soát, sắp xếp, xử lý xe ô tô công theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Đồng thời, Bộ Tài chính đã cơ bản hoàn thành việc ban hành quy định về phân cấp trong quản lý, sử dụng tài sản công làm cơ sở tổ chức, thực hiện việc đầu tư, xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí, sử dụng, khai thác và xử lý tài sản công; thực hiện rà soát, sắp xếp ô tô theo tiêu chuẩn, định mức.

Ông Trần Huy Trường - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, tiếp tục phát huy những kết quả này, Bộ Tài chính đang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP năm 2023 theo định hướng, chủ trương của Đảng về THTK, CLP. Xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm trong từng lĩnh vực được giao phụ trách, trong đó cần phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc, từng cán bộ, công chức, viên chức gắn với công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên đảm bảo việc thực hiện chương trình đạt hiệu quả.

Đồng thời đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP và pháp luật chuyên ngành, trong đó cần tập trung vào các lĩnh vực: Quản lý và sử dụng đất, trọng tâm là các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm sử dụng đất; tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công; quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ; việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.

Tuy nhiên, để công tác THTK, CLP đạt như mục tiêu đề ra, theo Bộ Tài chính, rất cần tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật NSNN năm 2015 làm cơ sở đề xuất sửa đổi luật và các văn bản pháp luật liên quan để đổi mới cơ chế phân cấp NSNN. Đồng thời tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích phân cấp, phân quyền, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng NSNN, gắn với tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong quản lý, sử dụng NSNN và các nguồn lực tài chính công.

Về phía Bộ Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, sẽ tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công và nâng cấp Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài sản công để từng bước cập nhật, quản lý thông tin của tất cả các tài sản công được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cắt giảm nhiều thủ tục hành chính giúp tiết kiệm chi phí

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023, Bộ Tài chính đã ban hành Chương trình THTK, CLP trên tất cả các lĩnh vực quản lý. Đồng thời, Bộ Tài chính đã thực hiện kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) năm 2023.

Tính đến ngày 27/2/2023, Bộ Tài chính đã triển khai thực hiện 107/150 nhiệm vụ (trong đó đã hoàn thành 15 nhiệm vụ, triển khai 55 nhiệm vụ thường xuyên có hiệu quả và đảm bảo tiến độ, đang tiếp tục thực hiện 37 nhiệm vụ theo kế hoạch). Đã ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai công tác CCHC.

Đồng thời, trong 2 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã ban hành 4 quyết định công bố sửa đổi, bổ sung 5 thủ tục hành chính (TTHC), bãi bỏ 2 TTHC và ban hành mới 2 TTHC trong lĩnh vực thuế, hải quan và giá. Đến nay, tổng số TTHC còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 800 thủ tục, trong đó, lĩnh vực thuế là 235 TTHC; lĩnh vực hải quan là 230 TTHC; lĩnh vực KBNN là 11 TTHC; lĩnh vực dự trữ là 7 TTHC; lĩnh vực chứng khoán là 104 TTHC; lĩnh vực tài chính chung là 213 TTHC.

Ngoài ra, trong 2 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã có 792 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), trong đó có 432 DVCTT một phần và 360 DVCTT toàn phần. Đồng thời, Bộ Tài chính đã hoàn thành kết nối, tích hợp 296 DVCTT trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读