【ket qua bong dâ】Nữ khoa học của người nông dân

[Cúp C2] 时间:2025-01-12 06:43:46 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:33次

nữ khoa học, nông dân, tiến sỹ Hà Thị Thúy, phụ nữ tiêu biểu, Phụ nữ Việt Nam

Trồng thử nghiệm giống cây mới. (Ảnh minh họa.)

Với chị, đây thực sự là niềm vui bởi chị được thay mặt các cán bộ nữ nghiên cứu khoa học ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận giải thưởng cao quý, ghi nhận những cống hiến thầm lặng qua hàng chục công trình nghiên cứu gắn với đồng ruộng, với người nông dân trong những năm qua. Đây cũng là thành quả mà chị gặt hái được nhờ sự tín nhiệm, ủng hộ, tin yêu của nông dân ở nhiều tỉnh trong cả nước như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lào Cai, Lai Châu… đã tham gia phát triển các giống cây trồng do chị và đồng nghiệp nghiên cứu, tạo ra.

Sự tín nhiệm, tin yêu của người nông dân


Chị Hà Thị Thúy được biết đến với câu chuyện về một nhà khoa học nữ say mê nghiên cứu các giống cây trồng mới. Với tâm niệm nhà khoa học chỉ được coi là thành công khi những công trình nghiên cứu của mình được ứng dụng vào cuộc sống và mang lại lợi ích cho xã hội, các đề tài nghiên cứu của tiến sỹ Hà Thị Thúy luôn mang tính mới, hiện đại và thực tiễn. 

Nhiều công trình được nông dân tiếp nhận và hoan nghênh, nhất là công trình nghiên cứu chọn tạo giống cây ăn quả có múi không hạt. Công trình này đã giúp nông dân ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lào Cai, Lai Châu… trồng cam thoát nghèo, thậm chí nhiều hộ giàu lên nhanh chóng, với số tiền thu được từ cam không hạt đạt 500 triệu đến gần 1 tỷ đồng/ha mỗi năm.

“Bà con vui, các công ty rau quả vui vì lãi to, lãnh đạo các địa phương cũng vui, đi đến đâu cũng được bà con quý mến, thật không gì hạnh phúc hơn. Niềm vui nhất trong công tác nghiên cứu khoa học của chúng tôi là đưa được giống cam và giống lúa đến với bà con các dân tộc thiểu số của vùng núi xa xôi ở các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tĩnh…. dù phải đi xa hàng trăm cây số đường rừng núi,” chị Thúy tự hào. 

Luôn tranh thủ mọi sự giúp đỡ để triển khai các thí nghiệm, cùng với sự cố gắng tìm tòi không mệt mỏi đã giúp chị đạt được nhiều thành công trong công nghệ nhân giống mía, các giống hoa đẹp, dược liệu quý và đã chuyển giao cho nhiều công ty giống cây trồng và các địa phương, góp phần đưa giống mới, công nghệ mới tới ngành công nghiệp mía đường, công nghiệp hạt giống, công nghiệp hoa, cây cảnh.

Với cương vị là Phó viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, Phó Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào thực vật, chị đã xây dựng, tham gia xây dựng và triển khai nhiều hướng nghiên cứu mang tính chiến lược cho Viện, Phòng, như nghiên cứu công nghệ phôi vô tính, hạt nhân tạo và bioreactor (phản ứng sinh học), ứng dụng trong nhân nhanh một số loài cây có giá trị kinh tế; nghiên cứu ứng dụng di truyền và công nghệ sinh học trong chọn giống cây ăn quả có múi không hạt; xây dựng tập đoàn quỹ gen một số loài cây trồng làm thực liệu lâu dài cho nghiên cứu khoa học như bộ giống cây ăn quả có múi, không hạt, bộ giống lúa... 

Tham gia nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, tính riêng từ năm 2013 đến nay, chị đã có tám đề tài nghiên cứu và là tác giả chính của 12 giống, đồng tác giả của năm giống được công nhận chính thức, 14 giống công nhận tạm thời. 

Bên cạnh đó, chị tích cực hợp tác với các nhà khoa học, các công ty nông nghiệp lớn, có uy tín trong nước và quốc tế như Tổng công ty Giống cây trồng Trung ương, Công ty Mía Đường Lam Sơn, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang... để chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

Truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ

Tiến sỹ Hà Thị Thúy cho rằng, để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp nước nhà bền vững ổn định, cần phải có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiệp yêu nghề, dám hy sinh cho nghiên cứu khoa học. Do vậy, chị rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng thế hệ kế cận. 

Bên cạnh công tác nghiên cứu khoa học, chị Thúy tham gia giảng dạy các môn Nuôi cấy mô tế bào thực vật, Công nghệ tế bào thực vật tại nhiều viện, trường đại học, như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Phương Đông, Đại học Thái Nguyên, Viện đại học Mở Hà Nội.

Luôn trăn trở, làm thế nào để lôi cuốn sinh viên say mê tham gia nghiên cứu khoa học, tiến sỹ Hà Thị Thúy đã tìm tòi phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu, giúp sinh viên hiểu bài, say mê môn học, tiếp thu kiến thức mới mà chị đã học hỏi được thông qua tài liệu trong và ngoài nước, cũng như kinh nghiệm tích lũy được từ thực tế lao động. Chị đã gieo vào lòng học trò của mình sự tự tin, vươn đến ước mơ cao hơn - xa hơn, khát vọng chạm đến các thành tựu khoa học như chị và nhiều nhà khoa học Việt Nam đã làm được.

Tạo điều kiện cho lao động nữ phát huy năng lực

Là lãnh đạo nữ, chị luôn quan tâm đến đời sống người lao động, đặc biệt là lao động nữ, luôn tạo điều kiện giúp chị em phát huy năng lực. Chị chia sẻ, làm nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học nông nghiệp, người phụ nữ phải chịu quá nhiều vất vả, gian nan vì còn phải chia sẻ quỹ thời gian của mình cho gia đình, con cái. Trong công việc, mình phải cố gắng gấp đôi, gấp ba lần so với đồng nghiệp nam. May mắn đối với chị là được sự hợp tác rất tích cực của các cán bộ khoa học trong Viện, Phòng thí nghiệm và ở các trạm, trại thí nghiệm. 

Bên cạnh đó, chị được các công ty và nhiều địa phương ủng hộ và tiếp sức triển khai các giống mới vào sản xuất, hoàn thành việc chuyển giao công nghệ và ứng dụng thực tiễn. Chị Thúy tâm sự: “Tôi may mắn vì có một hậu phương vững chắc luôn ủng hộ mình trong công việc. Nhờ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp mà tôi có thời gian cho những sáng tạo."

Chính sự cố gắng không mệt mỏi của mình, chị Hà Thị Thúy đã gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc, giành được nhiều giải thưởng cao quý, như Giải thưởng tài năng sáng tạo nữ 2009-2010, Bằng khen “Ngày phụ nữ sáng tạo năm 2011”, ba năm liền là chiến sỹ thi đua cấp bộ, sáu năm liền là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.

Theo TTXVN

Góp 8 tỷ xây trường mầm non cho con em nông dân

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
友情链接