【du don】Rà soát và sửa đổi Nghị định 21/2011/NĐ
Phát biểu tại Hội thảo tham vấn,àsoátvàsửađổiNghịđịnhNĐdu don đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung Nghị định 21/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sáng 8/11 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương cho biết: Chính phủ Việt Nam đang dành sự ưu tiên hàng đầu cho việc giải quyết vấn đề năng lượng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia, trong tương lai các nguồn năng lượng tại Việt Nam sẽ không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của nền kinh tế.
Bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương cho biết: Chính phủ Việt Nam dành sự ưu tiên hàng đầu cho việc giải quyết vấn đề năng lượng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội |
Cụ thể, nhu cầu năng lượng tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001 - 2010, ước tính đến năm 2030, sau mỗi chu kỳ 5 năm, nhu cầu điện năng sẽ tăng lên 1,5 lần. Trong đó, cơ cấu tiêu thụ: xăng dầu khoảng 37%, điện 27%, than 20%, năng lượng mới 14%, khí tự nhiên gần 2% trong tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng.
Ước tính, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng với tốc độ bình quân 5,9%/ năm gia đoạn 2014 – 2030, tăng cao nhất ở ngành dịch vụ - thương mại với 8,7%/ năm, tiếp theo là giao thông vận tải, công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp.
Các chuyên gia cho biết cần có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này |
Trước tình hình đó, những quy định pháp lý và chính sách hiện hành vẫn còn tồn tại những hạn chế cần giải pháp thức đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Trong đó, việc thi hành các quy định hiện hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa nghiêm. Nhận thức và sự sẵn sàng của cộng đồng và doanh nghiệp còn hạn chế. Thiếu cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng. Một số các doanh nghiệp không có vốn hoặc không tiếp cận được những khoản vay tín dụng ưu đãi cho các dự án tiết kiệm năng lượng. Giá điện và giá năng lượng còn thấp, chưa khuyến kích được các doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Sau khi các Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 1 và 2 kết thúc năm 2015, hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (giai đoạn 2015 – 2019) tại các đại phương còn gặp khó khăn về nguồn kinh phí đối ứng, một số địa phương không bố trí kinh phí cho các hoạt động này. Them vào đó là Nghi định 21/2011 và một số văn bản pháp luật liên quan còn rất nhiều bất cập, và còn trong quá trình rà soát, sửa đổi cho phù hợp.
Tại Hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra các giải pháp về việc sử dụng năng lượng hiệu quả ở Việt Nam trong tương lai |
Theo đó, trong khuôn khổ diễn ra Hội thảo tham vấn, các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước đã đưa ra các giải pháp về việc sử dụng năng lượng hiệu quả ở Việt Nam trong tương lai. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tăng tính tuân thủ và chế tài các vi phạm, bổ sung hoặc đề xuất mới các quy định chính sách không còn phù hợp hoặc chưa bao quát được các thành tố mới phát triển. Thực hiện đồng bộ chính sách tài chính và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy phát triển hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Cùng với đó là tăng cường sự phối hợp, nâng cao trách nhiệm và vai trò của các bộ quản lý ngành và các địa phương để đạt hiệu quả trong việc thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Về tham vấn lấy ý kiến tạo cơ sở cho công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 21/2011/NĐ-CP, các chuyên gia cho rằng cần có các biện pháp quản lý và chế tài đối với các vi phạm cụ thể hơn, tăng cường phân cấp trong hoạt động quản lý Nhà nước; quy định chi tiết và bổ sung biện pháp công nghệ áp dựng tái cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; đơn giản hoá thủ tục hành chính. Có các chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng tiết kiệm năng lượng, chuẩn hoá các mô hình quản lý năng lượng, tạo hành lang pháp lý cho mô hình công ty dịch vụ năng lượng (ESCO)… Đồng thời, việc điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung Nghị định 21 cần phù hợp với tình hình hiện nay và tiến độ triển khai các nội dung của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 3 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Loạt thực phẩm tiềm ẩn chất kịch độc có thể gây ung thư cần tránh xa
- ·Thận trọng khi dùng thuốc tẩy trắng răng tại nhà
- ·Phạt mức cao nhất đối với hành vi buôn bán hàng hóa trôi nổi không rõ nguồn gốc
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Ô tô lưu hành sản phẩm bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị xử lý
- ·Đồ chơi, giày dép cho trẻ phát ra âm thanh có thể gây điếc, nhiễm độc vì hóa chất
- ·Quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh, Công ty Lychee bị phạt hơn 100 triệu đồng
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Hệ thống thời trang M2: Buông lỏng chất lượng sản phẩm, trang thương mại điện tử hoạt động ‘chui’
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Thiếu nữ 16 tuổi tử vong vì dùng băng vệ sinh theo cách này
- ·Công ty Dược phẩm Sao Mai bị phạt 40 triệu đồng và tước giấy phép kinh doanh
- ·Chống gian lận thương mại điện tử: Cần xác minh được xuất xứ hàng hóa
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Triệt phá tụ điểm tàng trữ lượng lớn thuốc lá ngoại nhập lậu
- ·Sau khi xuất khẩu sang Úc, sầu riêng Việt Nam bán 'đắt như tôm tươi'
- ·Xây dựng và phát triển 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Nguyên nhân khiến ô tô lỗi cảm biến khí thải